Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động

LCĐT - Thời gian qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ đã được các cấp, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai và đạt nhiều kết quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.

Với phương châm “phòng còn hơn chữa”, nhiều năm qua, nhà máy sản xuất gạch tuy nel của Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Phú Hưng luôn xác định, an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ là tiền đề quan trọng để sản xuất và kinh doanh bền vững. Với hơn 120 lao động thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, ảnh hưởng nhiệt độ cao của lò nung, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp. Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, hằng năm, công ty đầu tư trên 150 triệu đồng để trang bị bảo hộ lao động, tổ chức tập huấn kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ. Các bộ phận chuyên môn còn thường xuyên kiểm tra, kiểm định các thiết bị, hệ thống nâng, bình nén khí, quan trắc môi trường… Nhờ vậy, từ khi đi vào sản xuất đến nay, nhà máy không để xảy ra tai nạn lao động và cháy, nổ. Chị Hoàng Thị Dung, làm việc tại bộ phận băng chuyền của nhà máy cho biết: Làm việc tại đây, chúng tôi thường xuyên được quán triệt thực hiện nghiêm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ. Trong mỗi ca làm việc, công nhân phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, trong sản xuất phải thực hiện đúng quy trình an toàn, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm và tiền lương.

Các công đoạn sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai (Tổng Công ty Khoáng sản - TKV) đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, cháy bỏng, bức xạ nhiệt… Chính vì đặc thù như vậy nên nhiều năm nay, chi nhánh luôn quan tâm xây dựng kế hoạch, quy trình an toàn, đồng thời phân tích, thống kê các vị trí có nguy cơ mất an toàn lao động để kịp thời tìm giải pháp khắc phục. Ngoài ra, Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai xác định, cùng với bảo đảm năng suất lao động, thì công tác an toàn vệ sinh lao động cũng được triển khai sâu rộng và trở thành phong trào thi đua trong toàn đơn vị. Hằng năm, chi nhánh đều tổ chức tuyên truyền, giáo dục, lấy phương châm “phòng ngừa là chính”, đề ra các chế tài xử lý để nâng cao nhận thức và chấp hành quy định an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ của cán bộ, công nhân. Anh Hoàng Văn Nga, công nhân thuộc Phân xưởng Luyện chia sẻ: Được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, thường xuyên được huấn luyện và thi sát hạch quy trình sản xuất an toàn đã giúp công nhân của chi nhánh nhận thức được tầm quan trọng của an toàn, vệ sinh lao động, an toàn để sản xuất, an toàn để bảo vệ chính bản thân mình.

Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động ảnh 2
Công nhân Công ty VTM được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi tham gia sản xuất.

Bắt đầu vào ca làm việc, công nhân Xưởng Cơ điện, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung (VTM) đều đọc kỹ nội quy an toàn và ký vào sổ cam kết an toàn lao động với 9 nội dung ngắn gọn, súc tích. Với đặc thù công việc thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, các phương tiện phục vụ cho công việc thuộc nhóm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động, nên đòi hỏi mỗi công nhân làm việc tại xưởng phải tuân thủ nghiêm các quy định mà công ty đề ra. Ông Trần Trọng Mạnh, Phó Giám đốc công ty cho biết: Năm 2017, công ty đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động trên 29 tỷ đồng. Trong sản xuất, các bộ phận của công ty đều phải thực hiện đúng các quy trình an toàn lao động. Công ty tổ chức hệ thống mạng lưới an toàn vệ sinh viên để tổ chức kiểm tra, giám sát an toàn lao động. Đặc biệt, công ty tổ chức quy trình sát hạch an toàn, nếu công nhân thi sát hạch an toàn đợt 1 không đạt sẽ bị trừ điểm vào mức độ hoàn thành công việc, nếu thi lần 2 không đạt sẽ có biện pháp xử lý bằng việc luân chuyển sang bộ phận khác hoặc tiếp tục cho học an toàn để thi sát hạch, nhưng không được nhận lương. Qua việc thực hiện thi sát hạch an toàn, ý thức của người lao động trong công ty được nâng lên rõ rệt, hiệu quả và năng suất lao động đảm bảo.

Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, thương mại, dịch vụ... Nhiều doanh nghiệp có các loại máy móc, thiết bị, vật tư yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 26 vụ tai nạn lao động, làm 27 người bị tai nạn, trong đó có 8 vụ tai nạn lao động làm 8 người chết, 26 vụ cháy làm 10 người bị thương. Tổng thiệt hại do tai nạn lao động và cháy, nổ trên 4,7 tỷ đồng. So với năm 2016, tần suất tai nạn lao động có xu hướng giảm nhanh (năm 2016 xảy ra 34 vụ tai nạn lao động, làm 13 người chết). Qua khám sức khỏe định kỳ, năm 2017, toàn tỉnh không phát hiện mới trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Theo ông Nguyễn Đăng Kiều, Trưởng Phòng Lao động tiền lương - Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), số vụ tai nạn lao động và số người chết do tai nạn lao động thời gian qua có xu hướng giảm là kết quả vào cuộc tích cực của các cấp, ngành và chính đơn vị sử dụng lao động. Thời gian tới, để giảm thiểu tối đa số vụ tai nạn lao động, các ngành chức năng, địa phương và doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt Luật An toàn lao động, triển khai sâu rộng quy trình an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh tới người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw