Chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất lúa Séng cù

Séng cù là giống lúa đặc sản nổi tiếng của Lào Cai, được trồng chủ yếu tại 2 huyện Bát Xát và Mường Khương. Để chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất lúa đặc sản làm hàng hóa, hơn 3 năm qua, các cơ quan chuyên môn đã thực hiện dự án phục tráng giống Séng cù siêu nguyên chủng tại huyện Bát Xát.

Lúa Séng cù được người dân Mường Khương đưa vào canh tác từ những năm 90 của thế kỷ trước và nhanh chóng trở thành đặc sản của địa phương này. Đến những năm 2004 - 2005, lúa Séng cù bắt đầu “bén duyên” với vùng đất Mường Vi (huyện Bát Xát). Từ đó đến nay, Mường Vi trở thành vùng sản xuất lúa Séng cù hàng hóa với diện tích lớn của tỉnh.

24-5230.jpg

Sau mỗi vụ sản xuất, người dân thường tự để giống cho vụ sản xuất kế tiếp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong kỹ thuật chọn tạo, sản xuất đại trà nên giống dần bị thoái hóa, ảnh hưởng tới chất lượng gạo. Bởi vậy, việc phục tráng, sản xuất giống Séng cù siêu nguyên chủng là việc cần thiết nhằm chủ động nguồn giống chất lượng, phục vụ nhu cầu canh tác của người dân.

Dự án phục tráng và phát triển giống lúa đặc sản Séng cù huyện Bát Xát được Viện Khoa học kỹ thuật Nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện từ vụ mùa năm 2021, quy mô ban đầu là 5.000 m2, với sự tham gia của 5 hộ dân. Sau 3 vụ chọn dòng, nhân giống từ 148 dòng của vụ thứ nhất đến vụ thứ ba, Viện Khoa học kỹ thuật Nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã lựa chọn được 12 dòng thuần.

Qua đánh giá thực tế tại mô hình cho thấy quá trình nhân giống đã phục tráng được lô hạt đúng giống có độ thuần cao tương đương siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn giao 12 dòng sẽ cho ra giống siêu nguyên chủng đảm bảo về chất lượng. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

26-4136.jpg

Dự án phục tráng và phát triển giống lúa đặc sản Séng cù siêu nguyên chủng là chương trình hợp tác giữa “4 nhà” gồm nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Với hỗ trợ, giúp đỡ chuyển giao kỹ thuật của của các chuyên gia, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Lào Cai triển khai dự án tại xã Mường Vi, nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với giống lúa đặc sản Séng cù.

Tham gia sản xuất gạo, chúng tôi luôn trăn trở làm sao để có thể để bà con tin tưởng, tạo ra sản phẩm chất lượng, khẳng định uy tín của đơn vị. Vì lẽ đó, những năm qua, chúng tôi đã liên kết với các cơ quan chuyên môn, tham gia thực hiện dự án phục tráng, sản xuất giống lúa Séng cù. Đến nay, chúng tôi đã phục tráng được 8,8 tấn thóc giống Séng cù siêu nguyên chủng.

Ông Bùi Văn Khôi, Chủ tịch Hội Đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Lào Cai

25-5849.jpg

Quá trình thực hiện, ngành nông nghiệp Bát Xát đã mở các lớp tập huấn với sự đồng hành của các nhà khoa học và nông dân trong từng mùa vụ, từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa giống. Theo ông Lê Huy Giang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, dự án thành công đã khẳng định tầm quan trọng của việc liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Hiện toàn bộ thóc giống siêu nguyên chủng được lưu trữ, đánh số từng bao để chuẩn bị cho vụ sản xuất tới. Số giống sản xuất được đủ gieo cấy khoảng 200 ha, có thể đưa vào sản xuất trong vụ xuân 2024.

Năm 2024, chúng tôi sẽ đưa giống Séng cù siêu nguyên chủng vào sản xuất. Hợp tác xã cung ứng giống sẽ bao tiêu 100% sản phẩm đầu ra mà huyện cung cấp cho dân để sản xuất lúa thương phẩm. Doanh nghiệp cũng sẽ xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm gạo Séng cù Bát Xát.

Ông Lê Huy Giang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát

27-492.jpg

Thành công của Dự án phục tráng và phát triển giống lúa đặc sản Séng cù siêu nguyên chủng đã góp phần bảo tồn nguồn gen quý, giúp chủ động nguồn giống chất lượng cao, phục vụ sản xuất lúa đặc sản hàng hóa. Đây là cơ sở để Bát Xát và các địa phương khác tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng diện tích trong các năm tiếp theo, nâng cao chất lượng, sản lượng, hiệu quả kinh tế cho nông dân từ lúa đặc sản.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

fb yt zl tw