Chính phủ đề xuất hai phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án.

Giảm thời gian đóng từ 20 xuống 15 năm để hưởng lương

Sáng 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đại diện Chính phủ, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo được xây dựng trên tinh thần bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua. Trong đó xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội).

Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn. Trong đó có phương án giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.

Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung quy định người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) do NSNN đảm bảo.

“Quy định này giúp tăng thêm đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng mà NSNN không phát sinh tăng nhiều”, ông Dung cho hay.

“Đóng bảo hiểm ít hưởng lương ít, đóng nhiều hưởng lương nhiều. Lương thấp còn hơn không có lương hưu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo tính toán của cơ quan soạn thảo, dự kiến, tổng số người được hưởng quyền lợi từ chính sách này tăng lên trên 800 nghìn người do giảm tuổi và khoảng 300 nghìn người do liên kết tầng trợ cấp hưu trí xã hội với tầng BHXH bắt buộc.

Về thời gian đóng, việc quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm như hiện hành đã gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng do không đóng BHXH đủ 20 năm”, ông Dung nêu.

Do vậy, Điều 71 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.

Theo cơ quan soạn thảo, quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (45 - 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế.

Đồng thời, quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành...

Khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần

Về vấn đề hưởng BHXH một lần, Bộ trưởng cho biết, để giảm tình trạng này, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần.

Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.

Trong đó nhóm 1 là đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Còn nhóm 2, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH một lần.

Phương án này có ưu điểm là từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần của thời gian qua. Theo dữ liệu thống kê thời gian qua thì với phương án này, trong những năm đầu số người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều nhưng càng những năm sau giảm càng nhiều, từ năm thứ 5 trở đi sẽ giảm nhanh.

Còn nhược điểm là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực, cho nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần. Do vậy, số người hưởng BHXH một lần không giảm nhiều, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Ưu điểm phương án này là hài hòa quyền lợi người lao động và chính sách an sinh xã hội lâu dài. Mặc dù, số lượt người hưởng BHXH một lần có thể không giảm nhiều so với hiện hành nhưng khi người lao động hưởng BHXH một lần thì người lao động cũng không hoàn toàn ra khỏi hệ thống do vẫn bảo lưu một phần thời gian đóng còn lại (không ảnh hưởng tới số người tham gia).

Ngược lại, nhược điểm là chưa giải quyết triệt để việc rút BHXH một lần theo Luật BHXH và thông lệ quốc tế. Người lao động không được giải quyết hưởng BHXH một lần trên toàn bộ thời gian đóng nên có cảm giác giảm quyền lợi. Bên cạnh đó, theo phương án này thì tình trạng hưởng BHXH một lần khi còn trẻ (chưa đến tuổi nghỉ hưu) sẽ tiếp tục tiếp diễn trong tương lai.

“Đây là vấn đề lớn, hết sức nhạy cảm, phức tạp, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án nêu trên”, ông Dung cho hay.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Công văn số 4860/BTC-BHXH ngày 15/4/2025 của Bộ Tài chính về việc đề nghị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), UBND tỉnh Lào Cai ban hành Văn bản số 2806/UBND-VX chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mỗi lần về thăm quê hương Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương luôn căn dặn lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các cấp, các ngành bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải quan tâm chăm lo đến đời sống người dân có công cách mạng, phát huy truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

Bộ Y tế phát động tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Bộ Y tế phát động tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất tháng cao điểm từ 15/5/2025 - 15/6/2025, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành y tế.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025

Sáng 23/5, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030.

fb yt zl tw