Chị Liên làm giàu từ trồng quýt

LCĐT - Gia đình chị Pờ Thị Liên ở thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương (Mường Khương) trước đây chủ yếu chỉ trồng ngô, lúa, kinh tế chẳng mấy dư dả. Năm 2012, thấy người dân ở các thôn khác trồng quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị bàn với chồng chuyển một phần diện tích trồng ngô của gia đình sang trồng quýt.

Chị Liên làm giàu từ trồng quýt ảnh 1
Chị Pờ Thị Liên (phải ảnh) chia sẻ kinh nghiệm trồng quýt với người dân trong thôn.

Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm nên vườn quýt của gia đình chị Liên cho quả nhỏ, mẫu mã xấu, múi bị khô nên không bán được. Không cam chịu thất bại, chị đã tìm đến cán bộ khuyến nông, các nhà vườn trên địa bàn huyện để hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quýt trên sách, báo và mạng internet. Mang những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được về áp dụng vào vườn quýt của gia đình, chỉ 1 năm sau, cây đã cho trái ngọt.

Nắm được đặc tính sinh trưởng và làm chủ kỹ thuật chăm sóc, chị Liên mở rộng diện tích trồng theo quy mô hàng hóa. Chỉ cho tôi xem khu đồi phía xa, chị Liên cho biết: Từ 500 gốc quýt ban đầu, bây giờ gia đình tôi đã có 2.800 gốc. Diện tích quýt phát triển ổn định, cho thu bình quân 8 - 10 tấn quả/năm, đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Trồng quýt hơn 10 năm, chị Liên rút ra kinh nghiệm: Bên cạnh sự cần cù, chịu khó, không thể không áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng và chăm sóc quýt. Mặc dù quýt được đánh giá là cây dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc nhưng nếu bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật thì tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhạt hoặc chua, thậm chí cây còn bị thối gốc, héo lá. Thời điểm sau thu hoạch khoảng 1 tháng phải tỉa cành, tạo tán để tạo độ thoáng cho các cây với nhau…

Ông Tráng Văn Thành, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Giống cho biết: Chị Pờ Thị Liên là nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương. Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế, chị Liên còn là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cho hội viên. Chị Liên đã vận động nhiều gia đình trong thôn chuyển đổi đất trồng ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng quýt, nhờ vậy đời sống bà con ngày càng ổn định.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw