Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).

Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động).

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần.

2 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm:

1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

2. Trợ cấp tai nạn lao động.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

b) Không thuộc các trường hợp không được hưởng các chế độ tai nạn lao động quy định dưới đây.

Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định: Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động.

Trợ cấp tai nạn lao động

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:

Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 3 lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;

Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (sau đây gọi tắt là thời điểm hưởng trợ cấp) được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Nghị định cũng nêu rõ, thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiếu vùng IV, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;

b) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;

c) Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật do tai nạn lao động mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính tại tháng người lao động bị chết

Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp, người lao động được hưởng thêm trợ cấp bổ sung một lần để bảo đảm hưởng đủ mức trợ cấp tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tăng thêm. Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp này được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh mùa mưa bão

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh mùa mưa bão

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương và ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai biện pháp ứng phó với dịch bệnh trong mùa mưa bão. 

Chuyên gia cảnh báo điều cần lưu ý trong đợt gia tăng ca mắc Covid-19 trở lại

Chuyên gia cảnh báo điều cần lưu ý trong đợt gia tăng ca mắc Covid-19 trở lại

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi cho biết, hiện bệnh viện chưa ghi nhận bệnh nhi mắc Covid-19 có biến chứng nặng, nhưng đợt Covid-19 trở lại này trùng với đợt bùng phát sởi, nên các cha mẹ cần phải hết sức lưu ý. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không có độc lực mạnh nhưng lại lây lan nhanh hơn, mạnh hơn. 

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Công văn số 4860/BTC-BHXH ngày 15/4/2025 của Bộ Tài chính về việc đề nghị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), UBND tỉnh Lào Cai ban hành Văn bản số 2806/UBND-VX chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mỗi lần về thăm quê hương Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương luôn căn dặn lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các cấp, các ngành bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải quan tâm chăm lo đến đời sống người dân có công cách mạng, phát huy truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

fb yt zl tw