Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XVI:

Chất vấn nhiều vấn đề “nóng”

Bước vào phiên làm việc chiều 6/12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XVI tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 lĩnh vực: tài nguyên - môi trường và nông nghiệp - phát triển nông thôn.

6869111.jpg
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đại biểu Vàng Thị Tuyết Mai (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bát Xát) nêu: Trên địa bàn huyện Bát Xát có dự án khai thác khoáng sản tại mỏ đồng Sin Quyền, nên đất, đá bóc ra đổ ở bãi thải với khối lượng rất lớn, chiếm nhiều diện tích và có nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường. Đá thải này đã được cấp có thẩm quyền thẩm định đủ điều kiện đưa vào làm vật liệu phục vụ xây dựng các công trình giao thông, nhưng hiện nay những dự án đầu tư trên địa bàn huyện Bát Xát vẫn phải mua đá từ nơi khác.

hd612c.jpg
Đại biểu tham gia chất vấn.

Về vấn đề này, ông Vũ Lân, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai giải trình: Đất, đá thải phát sinh trong quá trình khai thác mỏ tại mỏ đồng Sin Quyền là khai thác khoáng sản đi kèm, không phải là tận thu khoáng sản. Thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản đi kèm thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Bát Xát, các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài Nguyên và Môi trường về vấn đề này. Năm 2022, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có văn bản đồng ý cho Tổng Công ty Khoáng sản (TKV) khai thác khoáng sản đi kèm là đá thải, TKV có trách nhiệm lập phương án xác định trữ lượng cũng như xác định nhu cầu của các chủ đầu tư sử dụng đối với loại đá thải để lập phương án trình cơ quan chức năng phê duyệt.

Sở Tài Nguyên và Môi trường đã phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ đầu tư dự án cung cấp nhu cầu cho TKV nhưng đến nay TKV vẫn chưa hoàn thiện phương án này. Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục đôn đốc TKV để việc sử dụng đá thải trong quá trình khai thác mỏ đồng Sin Quyền tạo ra phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tận thu cho ngân sách các loại thuế, phí liên quan.

Đại biểu Thào Thị Mỷ (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bảo Thắng) chất vấn việc công trình xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Bảo Thắng hoạt động không hiệu quả, vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nước chảy ra từ bãi rác có thể quan sát bằng mắt thường, mùi hôi thối… Ông Vũ Lân khẳng định: Sở Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường, để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường dù lớn hay nhỏ đều có trách nhiệm của Sở Tài Nguyên và Môi trường và sở nhận trách nhiệm về việc này.

lan-612-trong.jpg
Ông Vũ Lân, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn.

Theo Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường, xử lý rác bằng hình thức chôn lấp là một trong những phương pháp thô sơ nhất và gây ô nhiễm nhiều nhất hiện nay. Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát toàn bộ bãi chôn lấp rác trong toàn tỉnh để lập báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải pháp đầu tư và kêu gọi đầu tư các công trình đốt rác có quy mô phù hợp, vấn đề này sẽ từng bước được giải quyết. Trong thời gian đó, đề nghị huyện Bảo Thắng và các địa phương có bãi chôn lấp rác thải thực hiện đúng quy trình vận hành bãi chôn lấp rác thải, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Đối với vấn đề đại biểu Trần Bích Sửu (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Si Ma Cai) và đại biểu Nguyễn Công Tư (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bảo Yên) về việc quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường giải trình: Việc cấp phép thăm dò khoáng sản và khai thác khoáng sản chịu tác động của nhiều quy định của pháp luật. Nhìn chung, hầu hết điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh có những khó khăn nhất định trong việc cấp phép thăm dò và khai thác.

Si Ma Cai hiện có 10 mỏ khoáng sản, trong đó có 4 mỏ đá và 6 mỏ cát, Sở Tài Nguyên và Môi trường mới nhận được đề nghị của UBND huyện về việc đưa vào đấu giá 1 mỏ đá, nhưng sau khi rà soát thấy mỏ này bị chồng lấn vào đất rừng tự nhiên nên không thể làm thủ tục cấp phép. Đối với 6 mỏ cát trên địa bàn huyện Si Ma Cai đều nằm trong lòng hồ thủy điện, không được cấp phép theo pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, khi Luật Khoáng sản - Địa chất năm 2024 có hiệu lực, luật này cho phép khai thác khoáng sản trong các lòng hồ thủy điện, khi đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản, đồng thời với nạo vét lòng hồ.

Đối với Bảo Yên, các mỏ khoáng sản đều nằm trong phạm vi lòng sông Chảy và lòng sông Hồng. Sở Tài Nguyên và Môi trường đã phối hợp các ngành, địa phương rà soát từng mỏ. Đối với những mỏ nằm trong phạm vi lòng sông Chảy đã được cấp phép khai thác và được cấp phép đầu tư nhưng chưa được thuê đất, UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý theo hướng không yêu cầu chủ mỏ phải làm thủ tục thuê đất nhưng các nghĩa vụ tài chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính khác, chủ đầu tư vẫn phải thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Đối với các mỏ nằm trong phạm vi lòng sông Hồng đã được UBND tỉnh cấp phép, trên cơ sở tham mưu của Sở Tài Nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan, UBND tỉnh thống nhất theo hướng cho phép các chủ mỏ thuê đất trong phạm vi lòng sông Hồng, thời gian thuê chỉ trong thời gian được khai thác khoáng sản

hd-6121111.jpg
Đại biểu chất vấn 2 lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường và nông nghiệp - phát triển nông thôn.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn, đại biểu Thào Thị Lan (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Mường Khương) và đại biểu Lý Thị Hào (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bắc Hà) chất vấn về việc khó khăn trong triển khai thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi. Về vấn đề này, ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải trình: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai cơ bản có 2 hướng chăn nuôi: Theo hướng công nghiệp, gia trại, trang trại và theo hướng bản địa. Mặc dù nói chăn nuôi theo hướng bản địa nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống vật nuôi bản địa đáp ứng yêu cầu của Luật Chăn nuôi.

hdc6122.jpg

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia trả lời chất vấn.

Về biện pháp tháo gỡ, theo ông Đỗ Văn Duy, Cục Chăn nuôi đã được giao xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22 ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc xây dựng cơ sở sản xuất giống vật nuôi bản địa cho các địa phương. Bên cạnh đó, sở tiếp tục tham mưu cho tỉnh theo hướng: Đối với địa bàn vùng thấp, cơ bản phải xác định chăn nuôi các dòng lợn lai, theo hướng gia trại, trang trại thì mới có lãi. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, nếu chăn nuôi theo hướng bản địa, nông hộ thì người chăn nuôi chỉ hòa và lỗ, kèm theo với đó là vấn đề phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường… rất khó khăn.

Tại Văn bản số 107 ngày 8/4/2024 của UBND tỉnh về hướng dẫn thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, sở xác định chỉ ưu tiên 10 xã nghèo thực hiện các dự án chăn nuôi theo hình thức hỗ trợ cộng đồng, còn các dự án khác cơ bản thực hiện theo chuỗi liên kết. Nếu thực hiện chăn nuôi theo chuỗi liên kết sẽ giải quyết được 3 vấn đề: Xác định được tiêu chuẩn, quy chuẩn (do các nhà liên kết, nhà sản xuất đưa ra); phòng, chống dịch bệnh thuận lợi; tạo cho người dân tư duy phát triển nông nghiệp hàng hóa…

duy-612.jpg
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn.

Về dự án trồng và chế biến chè chất lượng cao tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát) của Công ty TNHH MTV Nam Anh làm chủ đầu tư không hiệu quả, gây bức xúc, mất niềm tin của những hộ tham gia dự án mà đại biểu Chu Gì Xú (Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bát Xát) nêu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua kiểm tra, giám sát cho thấy chủ đầu tư không thực hiện đúng thủ tục đầu tư như chưa hoàn thành thủ tục thuê đất; vi phạm quy định về sử dụng đất; không chấp hành các chế độ báo cáo, giám sát theo định kỳ. Đến thời điểm này, dự án không hoạt động, UBND tỉnh đã có văn bản về việc kiểm tra, đánh giá dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp và đề xuất biện pháp xử lý…

Cũng theo ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 82 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với diện tích xấp xỉ 18.400 ha, trong đó 15 dự án đang hoạt động bình thường; 17 dự án đang gặp khó khăn đa lĩnh vực (thủ tục đất đai, môi trường, xây dựng, vùng nguyên liệu, thị trường…); 17 dự án đang dừng hoạt động; 21 dự án chậm tiến độ (trong đó có dự án của Công ty Nam Anh). UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành theo các lĩnh vực phụ trách từng dự án, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn hoặc đề xuất các hình thức giải quyết phù hợp…

Phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đánh giá là rất trách nhiệm, trọng tâm, trực tiếp, giải trình rõ những vấn đề đại biểu quan tâm, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế, bất cập, nêu được những giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian tiếp theo…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

 Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai: Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2025/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, sáng nay - 9/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

fb yt zl tw