Chàng trai biến cối, chày, trụ trồng tiêu, máng heo… thành tranh khắc gỗ

Qua bàn tay khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú của anh Tăng Minh Thuận, những cối, chày, trụ trồng tiêu, máng heo… tưởng chừng bỏ đi đã trở thành tranh khắc gỗ sống động.

Anh Tăng Minh Thuận biến những khúc gỗ bỏ đi thành tranh khắc gỗ có giá trị.

Hàng trăm khúc gỗ thô ráp hay đồ dùng cũ kỹ đã được anh Tăng Minh Thuận (35 tuổi, trú thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) chạm trổ thành tranh khắc gỗ sống động.

Thợ điện cơ thành nghệ nhân tranh khắc gỗ

Anh Thuận sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lên lớp 10 anh nghỉ học đi làm thuê cho cửa hàng điện cơ.

Năm 2008, trong một lần đi giao máy nén hơi, anh mê mẩn khi thấy vị khách của mình đang điêu khắc hình con rồng.

Để thỏa mãn sự thích thú của mình, anh tìm đến các điểm buôn phế liệu mua sắt thép cũ mài giũa làm dụng cụ điêu khắc.

Mày mò những bước đi đầu tiên, anh hết tìm quanh vườn nhà lại ra khe suối gom các khúc gỗ "đầu thừa đuôi thẹo", hì hục đục đẽo nơi góc sân nhỏ của mình.

Những ý tưởng cứ liên tục xuất hiện trong đầu kéo anh chạy theo khiến nhiều hôm quên ăn quên việc ở cửa hàng.

"Ban đầu mới tập tành, mình thấy cây nào gỗ mềm lấy dụng cụ ra chạm khắc, thậm chí cây còn sống quanh vườn. Có bữa cây mận trước sân nhà của người anh ruột bị bão quật gãy, mình tạc hình ông tiên vuốt râu. Ông anh thấy mặt tượng nhìn thẳng vào nhà ghê quá quát một trận" - anh Thuận nhớ lại.

Thớt gỗ bỏ đi được anh Thuận chạm khắc thành tranh có giá trị.

Năm 2012, anh Thuận nghỉ việc ở cửa hàng điện cơ, tập trung vào ngành khắc gỗ. Ngoài chạm tranh khắc gỗ, anh Thuận còn điêu khắc các hình, tượng theo nhu cầu khách hàng.

Theo anh Thuận, nguyên vật liệu anh nhắm đến là gỗ lũa dọc sông suối, hay những đồ dùng cũ của người dân như: cối, chày, trụ trồng tiêu, cột nhà, thớt, máng heo…

Đối với anh, những loại gỗ này vừa có giá thành thấp vừa dễ kiếm, tiết kiệm tài nguyên và chất lượng rất tốt.

Mỗi tác phẩm của anh Thuận đều được điêu khắc tỉ mỉ từng chi tiết.

Lối điêu khắc độc, lạ

"Thường người ta khắc xong dùng lửa để khò, nếu xử lý không tốt sẽ kém chân thật. Đối với mình, để bức tranh trở nên cổ hơn phải trải qua nhiều công đoạn" - anh Thuận chia sẻ.

Theo anh, sau khi chạm khắc sẽ đổ xăng lên bức tranh rồi đốt. Ở công đoạn này, bức tranh cần đặt nằm ngang trên mặt phẳng, còn đặt nghiêng tranh bị cháy lẹm ngay.

Tiếp đến, dùng xăng trắng chuyên cho ngành gỗ pha với tinh bột màu đen theo đúng tỉ lệ đánh nhẹ lên mặt tranh. Khi tranh khô ráo mình dùng giấy nhám đánh tạo độ sáng tối... mới có gam màu cổ theo thời gian nhưng chân thật, có thần hơn.

Đồ dùng cũ của người đồng bào dân tộc thiểu số được anh Thuận chạm khắc thành tranh chân dung.

Anh Thuận cho hay nghề chạm khắc cần sự khéo léo, óc sáng tạo và đôi mắt nghệ thuật. Đặc biệt, người thợ phải biết tận dụng hình dạng, màu sắc… của khối gỗ để tạo ra hình hài sống động.

Chị Phan Kiều Thương (38 tuổi, TP Kon Tum, người kinh doanh gỗ mỹ nghệ) cho hay anh Thuận có lối chạm khắc đặc biệt với nhiều thể loại và chủ đề khác nhau. Từng chi tiết tác phẩm của anh Thuận được chế tác tinh xảo khiến chị thích thú đặt hàng vào kinh doanh, nhất là chủ đề về Tây Nguyên.

Theo chị Thương, anh Thuận chế tác hoàn toàn thủ công, độc bản và mang đậm phong cách, dấu ấn cá nhân.

Đặc biệt, anh Thuận thường chạm khắc tranh chân dung những già làng, người mẹ, phụ nữ và trẻ em Tây Nguyên. Thể loại tranh này khó chế tác bởi phụ thuộc vào thần thái trên khuôn mặt, đòi hỏi nghệ nhân cần điêu khắc tỉ mỉ từng chi tiết, từng rãnh nếp nhăn...

"Khách hàng ưng ý lắm, ai cũng khen độc đáo, gọi là tả thực, nhìn ngoài đời sao là vào tranh y như vậy" - chị Thương bộc bạch.

Anh Thuận tận tình chỉ dạy cho các học viên người đồng bào dân tộc thiểu số.

Dạy nghề miễn phí, bán tranh làm thiện nguyện

Những năm qua, anh Thuận đã dạy nghề miễn phí cho hàng chục người dân tộc thiểu số, giúp họ có việc làm, kiếm thêm thu nhập. Hiện anh vừa mở thêm xưởng chế tác ở xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy để dạy nghề cho nhiều bạn có nhu cầu, đam mê chạm khắc.

Ngoài ra, mỗi năm anh Thuận bán ra vài bức tranh tạo quỹ làm thiện nguyện, giúp đỡ những người yếu thế ở địa phương.

Ông Châu Văn Lâm - chủ tịch UBND thị trấn Măng Đen - cho hay địa phương ghi nhận những việc làm thiện nguyện có ý nghĩa nhân văn của anh Thuận trong những năm qua. Đặc biệt việc dạy nghề miễn phí, tạo việc làm cho người vùng sâu vùng xa kiếm thêm thu nhập. Qua đó, góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

"Trong thời gian tới, thị trấn Măng Đen sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện mang sản phẩm của anh Thuận tham gia trưng bày khi có kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch của huyện" - ông Lâm cho hay.

.

Theo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

fbytzltw