Chấm sơ khảo Giải báo chí "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch"

Ngày 15/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Vòng chấm sơ khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch" lần thứ hai.

2.jpg
Toàn cảnh khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch" lần thứ hai.

Giải được tổ chức để lựa chọn, trao giải cho các tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về đề tài văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; tạo điều kiện để các nhà báo được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.

Thông qua Giải, Ban tổ chức mong muốn giới thiệu tới xã hội những kết quả, thành tựu của công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; đồng thời, phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành tiếp tục cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

Phó Tổng Biên tập Báo Văn Hóa Phan Thanh Nam thông tin với báo giới về công tác tiếp nhận tác phẩm dự thi và Vòng chấm sơ khảo.
Phó Tổng Biên tập Báo Văn Hóa Phan Thanh Nam thông tin với báo giới về công tác tiếp nhận tác phẩm dự thi và Vòng chấm sơ khảo.

Thông tin về việc tiếp nhận các tác phẩm dự thi và Vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai, ông Phan Thanh Nam, Phó Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo cho biết: Ngày 22/5/2024, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Trưởng Ban tổ chức Giải đã ký Quyết định số 1375/QĐ-BTCGBC ban hành Thể lệ Giải.

Kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trên cả nước, với các tác phẩm dự thi được đăng tải trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí), từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 15/6/2024.

“Đến hết ngày nhận tác phẩm dự thi (20/6/2024), Ban tổ chức đã nhận được tổng số 920 tác phẩm dự Giải. Đây là số lượng tác phẩm rất lớn đối với một giải báo chí cấp ngành, phát động trong thời gian tương đối ngắn. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của báo giới đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch”, ông Phan Thanh Nam nhấn mạnh.

Tiểu ban Thư ký của Giải đã tiến hành sàng lọc, sơ loại theo Thể lệ Giải. Kết quả, có 894 tác phẩm hợp lệ, trong đó, loại hình báo in có 258 tác phẩm; báo điện tử có 235 tác phẩm; phát thanh có 92 tác phẩm; truyền hình có 222 tác phẩm; ảnh báo chí có 87 tác phẩm.

Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Phó Trưởng Ban tổ chức Giải Nguyễn Anh Vũ công bố Quyết định thành lập và Quy chế làm việc của Hội đồng sơ khảo Giải.
Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Phó Trưởng Ban tổ chức Giải Nguyễn Anh Vũ công bố Quyết định thành lập và Quy chế làm việc của Hội đồng sơ khảo Giải.

Hội đồng sơ khảo Giải được thành lập gồm 5 tiểu ban: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và Ảnh báo chí. Thời gian hoàn thành chấm sơ khảo dự kiến trước ngày 24/7.

Phát biểu chỉ đạo công tác chấm giải, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Trưởng Ban tổ chức Giải khẳng định: Số lượng tác phẩm dự Giải cho thấy lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch luôn nhận được sự quan tâm của báo giới. Nhìn chung, các tác phẩm đã phản ánh rõ nét những nghị quyết, chính sách, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước cùng quyết tâm của toàn ngành trong phát triển lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu chỉ đạo công tác Vòng chấm sơ khảo của Giải.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu chỉ đạo công tác Vòng chấm sơ khảo của Giải.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, với quy chế năm nay, Ban tổ chức đã có những nghiên cứu, sửa đổi để bảo đảm tính khoa học, chuyên nghiệp; tạo sự đồng đều giữa các loại hình báo chí cũng như các tác phẩm dự thi ở 5 lĩnh vực. Thứ trưởng mong muốn công tác chấm giải sẽ được thực hiện trên cơ sở công tâm, khách quan, chặt chẽ, đúng quy chế, thể lệ để chọn ra các tác phẩm xứng đáng và tiến hành trao giải.

Cơ cấu số lượng tác phẩm lựa chọn vào Vòng chung khảo Giải theo loại hình dự kiến gồm: Báo in 25 tác phẩm; báo điện tử 25 tác phẩm; phát thanh 22 tác phẩm; truyền hình 25 tác phẩm; ảnh báo chí 20 tác phẩm.

Tại buổi khai mạc Vòng chấm sơ khảo, các thành viên Hội đồng sơ khảo đã thảo luận, cho ý kiến về công tác chấm giải.

Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến phát biểu.
Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến phát biểu.

Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến cho rằng, bên cạnh bảo đảm tuân thủ quy chế, thể lệ Giải, Hội đồng sơ khảo sau khi kết thúc chấm sẽ có báo cáo cụ thể với Hội đồng chung khảo, giúp công tác chấm giải diễn ra thuận lợi, chuyên nghiệp. Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến cũng đề xuất nên giới thiệu những tác phẩm đoạt giải, có chất lượng đến sinh viên tại các cơ sở đào tạo báo chí, giúp các em học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn thực tế, tạo thêm sức lan tỏa cho những tác phẩm báo chí chất lượng viết về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử (Báo Nhân Dân) khẳng định, Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai góp phần tiếp tục khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Với mục đích nâng tầm chất lượng Giải, nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh lưu ý, công tác chấm và trao giải cần chú trọng tính cân bằng giữa các loại hình, đề tài, lĩnh vực.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử (Báo Nhân Dân) phát biểu ý kiến.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử (Báo Nhân Dân) phát biểu ý kiến.

Nhà báo Nguyễn Hà Nam, nguyên Trưởng Ban Thư ký biên tập (Đài Truyền hình Việt Nam) bày tỏ mong muốn Ban tổ chức sẽ tạo thêm điều kiện để các tác giả là người nước ngoài, tác phẩm tiếng nước ngoài viết về văn hóa Việt Nam tham dự Giải.

Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch" lần thứ hai sẽ được trao cho các tác phẩm xuất sắc, gồm: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho mỗi loại hình báo chí. Bên cạnh đó là 3 giải đồng hạng cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự giải đạt kết quả cao.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw