Cánh yến trong ngày hội

Nghĩa Đô (Bảo Yên) là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc. Một trong số đó có trò chơi dân gian đánh yến đã và đang được đồng bào Tày nơi đây gìn giữ, truyền lại và diễn xướng mỗi mùa lễ hội.

yên thu (2).jpg
Đã thành thông lệ, trước ngày diễn ra lễ hội, phụ nữ trong các bản Tày sẽ cùng nhau lên rừng hái lá dứa về, ngồi bên nhà sàn truyền thống để làm những quả yến.
551892a1c860173e4e71.jpg
Việc làm quả yến tuy nhẹ nhàng, không tốn sức nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ và khéo léo.
YEN.jpg
Quả yến được kết từ những vật liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày của đồng bào như: tre, nứa, lá dứa rừng, lông gà, chỉ màu tơ tằm…
ĐÁNH YẾN (4).jpg
ĐÁNH YẾN (3).jpg
Đế yến được làm bằng lá dứa rừng, kết thành các lớp chồng lên nhau thành hình 8 cạnh. Theo quan niệm của người Tày, quả yến có đế lá dứa hình 8 cạnh và tạo từ 4 chiếc lông gà để cân nhau, giữ thăng bằng khi đánh yến... nhưng cũng hàm ý chỉ "4 phương, 8 hướng".
 ĐÁNH YẾN (5).jpg
Cây dứa rừng còn gọi là dứa dại, là loại cây mọc hoang trên rừng. Dứa rừng có lá hình thuôn, dài, mềm mượt nhưng bền dai, phù hợp để làm đế yến.
 ĐÁNH YẾN (1).jpg
Yến gần giống quả cầu lông, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm vài chiếc lông gà và buộc lại bằng chỉ màu. Phụ nữ Tày nào mà khéo tay, còn tạo cho quả yến những chiếc tua rua từ sợi chỉ nhiều màu sắc, làm duyên cho quả yến thêm phần thẩm mỹ.
yên thu (1).jpg
Trước kia, trò chơi đánh yến thường diễn ra các lễ hội mùa xuân. Giờ đây, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, người Tày ở Nghĩa Đô đã tổ chức cho du khách trải nghiệm làm yến và chơi đánh yến trong các ngày hội của địa phương.
ĐÁNH YẾN (7).jpg
Trò chơi đánh yến thường chia làm hai đội, có thể nguyên nam, nguyên nữ, có thể cả nam cả nữ xen kẽ hoặc đơn nam, nữ. Khi chơi đánh yến, các đội chơi được chia theo bản để tạo sự hứng thú và động lực khi thi đấu. Khi đánh, người chơi có thể dùng tay hoặc dùng vợt tự chế để đỡ và đánh quả yến. Trong quá trình đánh, các thành viên của hai đội chơi cố gắng đỡ và đánh quả yến sang đội bạn, không để quả yến rơi xuống đất. Nếu đội nào để quả yến bị rơi xuống đất thì đội đó bị tính điểm thua. Đánh yến không chỉ là trò chơi truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, mà còn là một phương thức để chàng trai, cô gái giao duyên, thể hiện tình cảm. Qua đó, cũng thể hiện sự khéo léo của người chơi.
IMG_2346.JPG
Trò chơi đánh yến có từ xa xưa trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày, sau đó theo thời gian, trò chơi này dần mai một. Đến nay, trò chơi đánh yến và các trò chơi dân gian khác được đồng bào Tày Nghĩa Đô phục dựng, tổ chức và phát huy, nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống và tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

fb yt zl tw