Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đặt phòng khách sạn trực tuyến

LCĐT - Gần đây, trên một trang facebook quảng bá, giới thiệu về du lịch Sa Pa, tài khoản “Chung Nước Việt” phản ánh về sự trở lại của các đối tượng lừa đảo đặt phòng khách sạn trực tuyến nhanh chóng nhận được bình luận của nhiều người.

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đặt phòng khách sạn trực tuyến ảnh 1

Cùng một tài khoản, đối tượng nhắn tin cho nhiều nhân viên tư vấn phòng khách sạn, nhằm mục đích lấy được thông tin ngân hàng để rút hết tiền trong tài khoản.

“Chung Nước Việt” đăng bài viết “Lừa đảo đã quay trở lại, các bạn bán dịch vụ tại Sa Pa chú ý nhé”, kèm theo là các ảnh chụp màn hình đoạn hội thoại giữa anh với một khách đặt phòng. Anh Lý Văn Chung, người đăng tải bài viết, hiện làm tư vấn phòng khách sạn cho biết: Nhiều năm hoạt động trong ngành du lịch tại Sa Pa, những thủ đoạn lừa đảo như trên tôi gặp không ít. Đa phần đối tượng sẽ giả làm nhân viên tư vấn phòng khách sạn để lừa nhận tiền đặt cọc của khách hàng. Tuy nhiên, bây giờ đối tượng còn “vào vai” khách có nhu cầu thuê phòng, thủ đoạn lừa đảo ngày càng đa dạng.

Các đối tượng lừa đảo lập nhiều nick facebook, zalo, sau đó tham gia các trang web, hội, nhóm du lịch, tiếp cận các nhân viên tư vấn khách sạn. Đối tượng cũng dành nhiều thời gian để hỏi, trao đổi, mặc cả giá như khách hàng có nhu cầu thực sự. Khi 2 bên đã thỏa thuận được phòng ở và giá hợp lý, nhân viên yêu cầu khách hàng chuyển tiền đặt cọc, khách hàng đồng ý và có gửi lại ảnh chụp màn hình thông báo “đã chuyển tiền” qua ví Momo hoặc app chuyển tiền của các ngân hàng. Hình ảnh thông báo y hệt như thật, tuy nhiên nhân viên tư vấn lại không hề nhận được tiền, tất cả chỉ là thủ thuật photoshop. Lúc này, đối tượng sẽ tiếp tục gửi cho nhân viên một đường link và nói rằng sau khi đăng nhập sẽ nhận được tiền. Nhiều người mới vào nghề, nhẹ dạ cả tin làm theo và đối tượng lừa đảo có thể rút hết số tiền trong tài khoản.

N.T.H. - nhân viên tư vấn phòng khách sạn ngậm ngùi: Tôi mất cả giờ đồng hồ để chọn phòng, tư vấn cho khách, thỏa thuận giá cả, nên khi khách chốt đơn tôi rất mừng. Khi nhấn vào đường link do khách hàng gửi, điền một số thông tin theo yêu cầu, tôi vẫn không thấy tiền được cộng vào tài khoản. Sau khi kiểm tra thì phát hiện hơn 2 triệu đồng trong tài khoản của mình “không cánh mà bay”. Tôi gọi lại thì số điện thoại của khách không liên lạc được, facebook cũng bị chặn.

Hình thức lừa đảo tiếp theo, thường là các đối tượng có nhiều kiến thức, hiểu biết về du lịch, nắm rõ thông tin của các khách sạn, nhà nghỉ. Chúng sẽ lừa các nhân viên trung gian tư vấn phòng khách sạn. Đối tượng lập hẳn một nhóm chat trên zalo hoặc facebook, mời các nhân viên tư vấn phòng khách sạn tham gia. Sau đó tự nhận mình có một khách sạn cao cấp, với đầy đủ hình ảnh sang trọng, tiện nghi và đang có chương trình giảm giá, ưu đãi lớn. Các nhân viên tư vấn sẽ chuyển tiền đặt cọc cho đối tượng. Khi có khách đặt và đến ngày nhận phòng thì đối tượng chặn số điện thoại, các tài khoản trên mạng xã hội cũng mất hút.

Với hình thức lừa đảo này, bạn H.N. đã bị mất 3,8 triệu đồng. H.N. kể: Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, công việc gặp nhiều khó khăn nên khi có người giới thiệu phòng giá rẻ, tôi nhận phòng ngay cho khách. Tuy nhiên, sau khi gửi tiền đặt cọc cho người tư vấn, tôi không thể liên lạc được, tìm hiểu về khách sạn được giới thiệu cũng không hề có dịch vụ ưu đãi nào, không có người chủ hoặc quản lý nào có tên như đã trao đổi.

Sau khi bị lừa, H.N. mới biết rằng nhiều người đã “dính bẫy” giống cô. H.N. cùng một số người khác đã lập hẳn một nhóm những người là nạn nhân của đối tượng trên và trình báo với cơ quan chức năng. Cô mong sớm tìm ra các đối tượng, kịp thời xử lý, chấm dứt tình trạng lừa đảo.

Ngoài hình thức lừa đảo giả làm khách hàng hoặc người sở hữu phòng khách sạn, các đối tượng còn tự nhận là nhân viên tư vấn, tiếp cận khách hàng để giới thiệu các tour du lịch giá rẻ, giảm giá phòng, nhận tiền đặt cọc, sau đó chặn luôn số điện thoại khách ngay khi nhận được tiền. Ông Tô Bá Hiếu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa cho biết: Lừa đảo qua dịch vụ du lịch không phải mới xuất hiện, tuy nhiên thường diễn ra rầm rộ vào các mùa cao điểm. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu du lịch tăng nên các đối tượng lừa đảo hoạt động mạnh hơn và nhiều khách hàng, nhân viên tư vấn vẫn bị lừa. Chúng nhắm vào tâm lý khách hàng ưa du lịch giá rẻ hoặc các nhân viên tư vấn chưa có nhiều kinh nghiệm để thực hiện hành vi lừa đảo.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa khuyến cáo khách du lịch cần tìm hiểu kỹ khi đặt tour hoặc phòng lưu trú, tìm đến những địa chỉ tư vấn du lịch uy tín; những người kinh doanh hoạt động du lịch phải nắm chắc nghiệp vụ, cẩn trọng với các thao tác thanh toán, cung cấp thông tin cá nhân cho khách hàng, đặc biệt là số tài khoản ngân hàng, căn cước công dân... Đồng thời, cần nhanh chóng tố giác, lên án những đối tượng lừa đảo để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Sa Pa cũng như du lịch Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Bị lừa hơn 2 tỷ đồng do đổi tiền điện tử trên mạng xã hội

Bị lừa hơn 2 tỷ đồng do đổi tiền điện tử trên mạng xã hội

Ngày 3/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã tiếp nhận tin báo về tội phạm của Công an thành phố Móng Cái theo đơn trình báo của anh P, trú tại thành phố Móng Cái, tố giác bị 1 đối tượng trên mạng lừa đảo chiếm đoạt của anh số tiền 2.320.000.000đ (hai tỷ ba trăm hai mươi triệu đồng) thông qua hình thức đổi tiền điện tử (USDT) lấy tiền Việt Nam trên ví điện tử.

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy số lượng lớn

Bắt giữ 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy số lượng lớn

Vào hồi 18 giờ ngày 1/5, tại khu vực bản Tà Làng Trung, xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La), Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Bắc thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng, Công an các huyện Yên Châu, Mộc Châu bắt giữ hai đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Trong 4 ngày nghỉ lễ, xử lý 149 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Trong 4 ngày nghỉ lễ, xử lý 149 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Dù công tác tuyên truyền và tuần tra, xử lý được đẩy mạnh nhưng nhiều người dân tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Trong 4 ngày nghỉ lễ (từ 27 đến 30/4), lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý 149 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.

Cảnh sát giao thông Lào Cai tăng cường kiểm tra phương tiện vận tải hành khách

Cảnh sát giao thông Lào Cai tăng cường kiểm tra phương tiện vận tải hành khách

Mục tiêu đề ra là không để xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện vận tải hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay nên các hành vi vi phạm về chấp hành quy định đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và điều kiện về kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện, an toàn phương tiện sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng.

Bắt giữ nhóm đối tượng phát tán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Bắt giữ nhóm đối tượng phát tán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Ngày 28/4, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị cùng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa triệt phá thành công đường dây tội phạm phát tán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet; bắt giữ 12 đối tượng điều hành, quản lý website “Thiendia2.cc”.

fb yt zl tw