Cần có giải pháp chống ngập úng khi thi công nâng cấp Tỉnh lộ 151

Từ đầu mùa hè đến nay, nhiều nhà dân ở tổ dân phố 1, 2, 3, thị trấn Tằng Loỏng thường xuyên bị nước “bủa vây” khi trời mưa lớn. Việc ngập úng tại khu vực này xảy ra do đơn vị thi công nâng cấp Tỉnh lộ 151 không có giải pháp tiêu thoát nước.

Dự án nâng cấp tuyến Tỉnh lộ 151 (đoạn từ Km5+600m đến Km10+300m) đi qua thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng được UBND tỉnh phê duyệt năm 2022, do Ban Quản lý dự án - đầu tư xây dựng huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH một thành viên Hoàng Liên Thanh (thi công mặt đường) và Công ty TNHH một thành viên Việt Tuyến (thi công hệ thống rãnh cống thoát nước).

Có mặt tại tuyến đường đang được thi công nâng cấp, phóng viên nhận thấy trong quá trình thi công, các nhà thầu đã không có giải pháp tiêu thoát nước khiến mỗi khi trời có mưa, nước từ trên đồi và khu dân cư đổ ra đường gây ngập úng làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

114.jpg

Theo ghi nhận của phóng viên, tại đoạn đường đi qua khu vực tổ dân phố số 2, thị trấn Tằng Loỏng, hầu hết các hộ dân đều phản ánh tình trạng ngập úng, bùn đất tràn vào nhà mỗi khi có mưa to. Theo người dân, trước đây dù mưa lớn tới đâu cũng không bị nước mưa chảy tràn vào nhà. Chỉ từ khi các đơn vị thi công nâng cấp đường tổ chức làm lại hệ thống thoát nước thì mới phát sinh tình trạng ngập úng. Mặc dù người dân đã có kiến nghị nhưng đơn vị thi công vẫn chưa có giải pháp khắc phục và tình trạng ngập úng vẫn tiếp tục xảy ra.

Theo phản ảnh, từ đầu năm 2023 đến nay, người dân nơi đây đã trải qua 4 trận ngập lụt lớn. Gần đây nhất là vào ngày 23/7, sau trận mưa vừa nhưng cả đoạn đường đã biến thành sông, nước chảy tràn vào nhiều nhà dân.

Để ngăn nước tràn vào nhà, các hộ dân phải dùng những biện pháp tạm thời, như dùng tấm gỗ để dựng “đê” ở trước cửa ra vào hoặc lấy bao cát chắn trước cửa.

115.jpg

Đưa tay chỉ tấm ván gỗ chắn ngang trước cửa nhà, ông Phạm Việt Miêng (tổ 2, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng) cho biết, tấm ván gỗ này do gia đình dựng lên để ngăn nước và bùn, đất đá từ Tỉnh lộ 151 tràn vào nhà. Do gia đình ông Miêng nằm ở khu vực trũng nên mỗi khi trời mưa to, gia đình ông là hộ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tổ.

Ông Miêng bức xúc: Trước đây, khu vực này không xảy ra tình trạng ngập lụt. Từ khi Tỉnh lộ 151 được nâng cấp, cuộc sống gia đình tôi bị xáo trộn bởi ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì nước không thoát được, dâng cao đến tận đầu gối, cứ thế đem theo đất đá tràn vào nhà.

Cũng như gia đình ông Miêng, hộ anh Đỗ Duy Hưng, nằm ở phía đối diện cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngập lụt. Mặc dù gia đình kinh doanh hàng ăn nhưng mỗi khi trời mưa to, anh đành bất lực “đóng quán” bởi nếu không, nước sẽ chảy hết vào nhà, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc kinh doanh.

Anh Hưng cho biết: Dù gia đình tôi đã phải bỏ ra gần 40 triệu để thay cửa và làm gờ chắn nước nhưng không hiệu quả. Vì cứ trời mưa to là đường sẽ ngập, nước mưa từ đường cuồn cuộn như lũ chảy vào nhà. Cuộc sống của gia đình chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

116.jpg

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng cho biết: Trước đây, đoạn Tỉnh lộ 151 đi qua thị trấn chưa bao giờ bị ngập lụt và bụi nhiều. Chỉ từ cuối năm 2022, khi các doanh nghiệp thi công nâng cấp tuyến đường sử dụng máy móc đào bới, làm cống rãnh và nền đường nhưng không có biện pháp xử lý thoát nước; bên cạnh đó, có nhiều điểm đất đá được đào lên tập kết ven đường, khi có mưa là trôi ra lòng đường gây bụi bẩn, ảnh hưởng đến môi trường và an toàn giao thông.

Rất nhiều lần người dân đã phản ánh đến đơn vị thi công; chính quyền thị trấn cũng đã làm việc với các doanh nghiệp về những ảnh hưởng khi thi công nâng cấp Tỉnh lộ 151 nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì mà họ chưa có giải pháp khắc phục. Vừa qua, nhiều hộ dân đã phải dùng vật cản để ra lòng đường để giảm tốc phương tiện nhằm chống bụi, cũng như cậy các nắp cống lên để thoát nước. Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động Nhân dân không đặt vật cản gây mất an toàn giao thông và làm hư hỏng hệ thống cống.

Ông Đào Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư, xây dựng huyện Bảo Thắng, hiện nay phần thi công hệ thống cống thoát nước (do Công ty TNHH một thành viên Việt Tuyến đảm nhiệm) đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, phần nền đường, rải nhựa Asphalt mặt đường và rãnh thoát nước chữ V (do Công ty TNHH một thành viên Hoàng Liên Thanh đảm nhiệm) chưa thực hiện xong, nên chưa đặt được hộp thu nước mặt đường. Do đó mỗi khi trời mưa, nước không có chỗ thoát dẫn đến tình trạng ngập úng.

117.jpg

Trong quá trình thu thập thông tin phục vụ bài viết, người dân thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận cũng phản ánh với phóng viên về tình trạng các đơn vị thi công đào đoạn Tỉnh lộ 151 qua địa bàn thôn nhưng chưa làm các thủ tục về giải phóng mặt bằng và làm hệ thống rãnh thoát nước nên cũng gây ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Thông tin với phóng viên về giải pháp khắc phục những tồn tại khi triển khai Dự án nâng cấp tuyến Tỉnh lộ 151 (đoạn từ Km5+600m đến Km10+300m), ông Vũ Hồng Hà, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư, xây dựng huyện Bảo Thắng cho biết: Trước mắt, chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà thầu khơi thông, mở rộng dòng chảy khu vực đang thi công cống hộp qua đoạn suối ở khu vực cuối thị trấn Tằng Loỏng để thoát nước nhanh mỗi khi có mưa lớn. Cùng với đó, yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Hoàng Liên Thanh đẩy nhanh tiến độ thi công mặt đường để sớm triển khai đặt các hộp thu nước trên dọc tuyến.

Thời gian tới, Ban cũng sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, thiết kế, tổ chức rà soát, đánh giá lại những vị trí có thể bị ngập úng; cần thiết thì đề nghị điều chỉnh bổ sung thiết kế, phương án thi công để tránh ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong quá trình thi công dự án cũng như về lâu dài…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên y tế trường học trả giá đắt vì bắt giữ người trái pháp luật

Nhân viên y tế trường học trả giá đắt vì bắt giữ người trái pháp luật

Vụ việc mới đây, Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà đưa ra xét xử lưu động trước sự chứng kiến của người dân địa phương. Điều đáng nói, bị cáo đều là người am hiểu pháp luật nhưng dùng kiến thức đó với mục đích làm hại người khác. Việc bắt giữ người hoặc giam người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống của từng cá nhân mà còn xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Điểm tin trong tuần từ 24 – 30/3

Điểm tin trong tuần từ 24 – 30/3

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn nghe mục điểm tin tức nổi bật trong tuần của Báo Lào Cai. Chuyên mục được đăng tải vào Chủ nhật hằng tuần trên Báo Lào Cai điện tử.

Truyện ngắn: Nhành hoa xuân

Truyện ngắn: Nhành hoa xuân

Trong chương trình tuần này mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn "Nhành hoa xuân" của tác giả Nông Quốc Lập. Truyện ngắn được đăng tải trên Báo Lào Cai cuối tuần và thể hiện qua giọng đọc của Hoàng Thương.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Thanh niên bán măng tươi bị kết án vì buôn hàng trắng

Thanh niên bán măng tươi bị kết án vì buôn hàng trắng

Ly A Lồng và Giàng A Sấu đã đến biên giới Việt - Lào để tìm việc làm. Tại đây chúng quen biết một người đàn ông mang quốc tịch Lào qua mạng xã hội. Nắm bắt được tâm lý “ham chơi lười làm” của Lồng và Sấu, người đàn ông đã đề nghị "móc nối" để buôn bán ma túy rồi lấy tiền chênh lệch. Mánh khóe của chúng là trà trộn ma túy vào hàng nông sản để che mắt lực lượng chức năng. Khi cơ hội và cám dỗ giao thoa, con người sẽ phản ứng như thế nào? Liệu Lồng và Sấu có nhận ra được sai lầm trước khi quá muộn?

Điểm tin trong tuần từ 17 - 23/3

Điểm tin trong tuần từ 17 - 23/3

Kính chào quý vị và các bạn! Mời quý vị và các bạn nghe mục điểm tin tức nổi bật trong tuần của Báo Lào Cai. Chuyên mục được đăng tải vào Chủ nhật hằng tuần trên Báo Lào Cai điện tử.

Truyện ngắn: Thợ xây phố huyện

Truyện ngắn: Thợ xây phố huyện

"Thợ xây phố huyện" của nhà văn Ma Văn Kháng viết về cuộc đời của Bay - một người thợ giỏi, chăm chỉ, yêu thương vợ con. Nhưng tác giả đã khiến người đọc vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một thân phận hoàn toàn khác của Bay. Giữa anh thợ xây có bàn tay vàng và tên tội phạm bị truy nã, đâu là con người thật? Mời quý vị và các bạn cùng nghe chi tiết truyện ngắn ngay sau đây.

Giả danh bán thẻ điện thoại để tiêu thụ ma túy lĩnh án 20 năm tù

Giả danh bán thẻ điện thoại để tiêu thụ ma túy lĩnh án 20 năm tù

Hà Thị Tuyết có một vài tiền án liên quan đến ma túy, tiếp tục sa vào con đường tội lỗi mặc dù đang hoãn chấp hành án. Căn nhà của Tuyết, với thiết kế kín đáo, trở thành nơi giao dịch ma túy bí mật với những kẻ nghiện như Lò Láo Sỹ. Tuy nhiên, những mánh khóe của Tuyết không thể qua mặt lực lượng chức năng. Trong một lần giao dịch, Sỹ bị bắt, kéo theo sự lộ diện của đường dây ma túy tinh vi mà Tuyết là mắt xích quan trọng.

[Infographic] Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự trên địa bàn tỉnh Lào Cai

[Infographic] Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2025/NQ-HĐND ngày 4/3/2025 về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức không tái cử; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nội dung cụ thể như sau:

Truyện ngắn: Lá xanh

Truyện ngắn: Lá xanh

Trong chương trình tuần này mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn "Lá xanh" của tác giả Vũ Thị Huyền Trang qua giọng đọc của Hoàng Thương.

U60 "ra tay" với con rể vì... rượu

U60 "ra tay" với con rể vì... rượu

Đó là câu chuyện đau lòng xảy ra tại xóm nhỏ thuộc thôn Khe Chấn 1, xã Sơn Thủy (huyện Văn Bàn), nơi cư trú của bị cáo Nguyễn Văn Út. Trong một lần nhậu say, bị "ma men" dẫn lối khiến Út xích mích và có ý định "xuống tay" với con rể. Chuyện gì đã xảy ra? Mời quý thính giả lắng nghe câu chuyện sau đây.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

fb yt zl tw