Cấm trẻ em ngồi ghế trước: Người Việt coi nhẹ, người Úc làm nghiêm

Tại Việt Nam, khi tham gia giao thông, một trong các điểm gây sốc nhất cho người nước ngoài chính là việc người Việt chúng ta coi nhẹ việc bảo đảm an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô tô khi xe đang di chuyển.

Việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trên ô tô là tất yếu. Tuy nhiên, khi quy định không để trẻ em dưới 12 tuổi ngồi hàng ghế trước trên ô tô được đề xuất trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều từ chính các chủ xe đưa ra. Sau bài viết "Cánh tài vế nói gì trước đề xuất cấm trẻ em ngồi ghế trước", VietNamet giới thiệu bạn đọc bài viết của độc giả Lê Minh Toàn gửi từ Australia. 

Trẻ em luôn cần đảm bảo an toàn trên ô tô.
Trẻ em luôn cần đảm bảo an toàn trên ô tô.

Công ước Viên về GTĐB (Việt Nam gia nhập năm 2015) quy định: Việc thắt dây an toàn là bắt buộc đối với người lái xe và hành khách đi trên phương tiện cơ giới ngồi tại những chỗ có trang bị dây đeo an toàn.

Tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô phải thắt dây an toàn”. Nghị định 46 /2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB), đường sắt còn quy định hành vi không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền 100.000-200.000 đồng.

Tại Việt Nam, khi tham gia giao thông, một trong các điểm gây sốc nhất cho người nước ngoài chính là việc người Việt chúng ta coi nhẹ việc bảo đảm an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô tô khi xe đang di chuyển.

Hình ảnh thường thấy là việc các trẻ em (trong độ tuổi đi học mẫu giáo hoặc cấp 1) được cho ngồi phía trước, không cài dây an toàn, thậm chí đứng lên hoặc nghịch ngợm trong xe khi xe đang di chuyển. Các em bé nhỏ hơn thì không có loại ghế ngồi chuyên dụng cho trẻ em trên xe mà được người lớn ôm trong lòng.

Xe ô tô được thiết kế nhằm bảo đảm an toàn cho nhiều người cùng đi, nhưng để cắt giảm chi phí, nhiều nhà sản xuất, lắp ráp xe tại Việt Nam chỉ trang bị 2 túi khí ở khu vực phía trước xe cho chiếc xe được thiết kế từ 4-7 chỗ ngồi.

Theo thống kê, khi có va chạm hay tai nạn xảy ra, trẻ em ngồi trên xe dễ bị tổn thương nhất do đặc điểm thể chất và thể trạng các cháu còn non, hệ cơ xương khớp yếu, hậu quả chấn thương do tai nạn sẽ rất nghiêm trọng và lâu hồi phục.

Thậm chí, với những chiếc xe được trang bị đủ túi khí, khi xảy ra va chạm hay tai nạn, túi khi bung ra cũng dễ gây tổn thương cho trẻ em nhất nếu như các bé không được ngồi trong các ghế chuyên dụng có móc treo cố định vào ghế ngồi của xe hoặc ngồi tại hàng ghế phía trước ngay cạnh tài xế.

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ (BĐTT, ATGTĐB) là quy định về ghế ngồi và chỗ ngồi cho trẻ em trên xe ô tô.

Theo đó, dự thảo Luật quy định: Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35 m khi được chở trên ô tô chở người thì không được ngồi ở hàng ghế trước (ghế cạnh người lái xe), trừ trường hợp xe chỉ có một hàng ghế. Đối với trẻ em dưới bốn tuổi được chở trên ô tô phải được ngồi bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em. Dù còn có nhiều tranh luận về quy định này khi triển khai áp dụng vào thực tiễn của nước ta, nhưng có thể nói đây là quy định hết sức cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông trong xe ô tô- điều mà đã là quy định bắt buộc phải tuân thủ tại các nước trên thế giới.

Trong khi đó, tại Úc, thắt dây an toàn khi lái xe được thực hiện từ đầu những năm 1970 và bắt buộc với trẻ em từ năm 1986. Theo đó, khi lái xe, trẻ em cần phải được ngồi phía ghế phụ phía sau trong loại ghế trẻ em chuyên dụng có mặt quay về phía ngược lại với người lái (phía đầu xe), ghế nâng hoặc thắt dây an toàn như của người lớn phía ghế phụ phía sau.

Nguyên tắc chung với ghế trẻ em là phải phù hợp với kích cỡ của trẻ, được lắp đặt chính xác theo yêu cầu của nhà sản xuất, thắt chặt và điều chỉnh phù hợp với trẻ em, phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về ghế an toàn dành cho trẻ em (Tiêu chuẩn AS/NZS 1754).

Một điểm thú vị là trên ghế ngồi trẻ em của nhà sản xuất ghế có đánh dấu chiều cao vai của trẻ em (mức A, B, C) để chỉ rõ loại ghế nào phù hợp với trẻ và khi nào trẻ em nên được chuyển sang loại ghế kế tiếp (ghế nâng hoặc ghế có dây đai an toàn dành cho người lớn).

Theo luật pháp của Úc, trẻ em trên 7 tuổi có thể sử dụng loại ghế ngồi có thắt dây an toàn của người lớn nếu như trẻ em đó đủ lớn để ngồi. Điểm cần được đặc biệt lưu ý đó là dây đai an toàn của người lớn được nhà sản xuất xe thiết kế cho người có chiều cao ít nhất là 145cm.

Do vậy, trẻ em sẽ không đủ an toàn để thắt dây an toàn khi ngồi ghế người lớn (nhất là ngồi tại hàng ghế phía trước cạnh tài xế) cho đến khi trẻ trong độ tuổi từ 10-12 tuổi.

Nghiên cứu tại Úc chỉ ra rằng, trẻ dưới 12 tuổi sẽ an toàn hơn khi ngồi tại hàng ghế phía sau. Ngoài ra, có 5 bước để kiểm tra xem liệu trẻ em có đủ lớn để sử dụng ghế ngồi có thắt dây an toàn dành cho người lớn hay không thông qua việc phải: tựa lưng chắc chắn vào lưng ghế; gập đầu gối thoải mái qua mặt trước của đệm ghế ngồi; ngồi với dây đai thắt lưng ngang vai, ngồi với dây đai thắt ngang đùi, giữ nguyên tư thế này trong suốt hành trình di chuyển của xe.

Quy định về ghế ngồi cho trẻ em này cũng áp dụng với xe taxi, xe công nghệ/xe đi chung. Quy định về ghế ngồi dành cho trẻ em trên xe tại Úc được thực hiện nghiêm túc ngoài việc đến từ việc xử phạt nặng nếu vi phạm (ví dụ phạt tiền đến $344/người vi phạm + trừ 3 điểm trên bằng lái áp dụng tại bang New South Wales) thì còn có được từ chính sự tự giác tuân thủ của tài xế và chính trẻ em đó khi tham gia giao thông.

Trẻ em Úc được dạy từ trường là sẽ không lên trên xe nếu như không có loại ghế ngồi phù hợp với độ tuổi của mình hay không ngồi ghế phía trước của xe cạnh tài xế nếu như dưới 12 tuổi. Các gia đình ở Úc cũng sẵn sàng mua xe có nhiều chỗ ngồi cho trẻ em hơn khi quy mô gia đình mở rộng hoặc mua loại ghế ngồi phù hợp gắn theo xe để bảo đảm rằng các trẻ em đều có ghế và chỗ ngồi phù hợp với độ tuổi của mình.

Các xe sản xuất hay nhập khẩu vào Úc cũng phải tuân thủ các quy định về thiết kế và tiêu chuẩn an toàn quốc gia để bảo đảm an toàn cho chỗ ngồi của trẻ em trên xe.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông, suối dày đặc, hoạt động tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại đang là nhận thức của một số người dân về trật tự, an toàn giao thông đường thủy còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, nhất là khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Lào Cai: Mưa lớn diện rộng, một số tuyến giao thông bị sạt lở và ngập úng

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp, kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai sáng sớm 27/6 có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm. Các địa phương có mưa rất to như thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và Mường Khương gây ngập úng, sạt lở nhiều tuyến giao thông.

Cán bộ Đội CSGT số 3, phòng CSGT, Công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến địa bàn phụ trách.

Không gián đoạn, không bỏ trống địa bàn

Từ ngày 1/3/2025, cơ cấu tổ chức bộ máy của lực lượng công an toàn quốc đã không còn tổ chức công an cấp huyện. Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), không làm gián đoạn hoạt động, không bỏ trống địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường bố trí lực lượng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa bàn.
Lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa trên hồ Thác Bà.

Gỡ khó cho phương tiện thủy

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 452 phương tiện hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa, trong đó có 259 phương tiện loại nhỏ, gắn động cơ có công suất thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân; 193 phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm (166 phương tiện đang hoạt động, 27 phương tiện dừng hoạt động).
Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Bắc Hà: Sạt lở trên Tỉnh lộ 160, giao thông từ xã Nậm Lúc đi xã Bản Cái bị chia cắt hoàn toàn

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục từ 22 đến 25 độ vĩ Bắc nên thời tiết các địa phương trong tỉnh những ngày qua có mưa lớn kéo dài. Tại các xã Nậm Lúc, Bản Cái (huyện Bắc Hà) có mưa to cục bộ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giao thông.

fb yt zl tw