Các tỉnh miền núi phía Bắc đẩy nhanh khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 8/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai tổ chức họp trực tuyến về ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền núi phía Bắc.

DSC_9489.JPG
DSC_9490.JPG
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc.

DSC_9483.JPG
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai, trong những ngày qua, lượng mưa tại các tỉnh miền núi phía Bắc tăng cao từ 300 - 500 mm, mưa gây lũ cục bộ trên các sông, suối gây thiệt hại tại nhiều nơi.

Hiện nay, các tỉnh có tới 56 hồ chứa thuỷ điện đã phải điều tiết xả tràn. Lúc 13 giờ ngày 8/8, mực nước trên các hồ Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã ở mức cao hơn mực nước cao nhất trước lũ: hồ Sơn La cao hơn 2 m, hồ Hoà Bình cao hơn 0,31 m, hồ Tuyên Quang cao hơn 0,5 m… các tỉnh hiện có hơn 2.500 hồ chứa, hồ thuỷ lợi, trung bình đạt từ 47% - 90% dung tích.

Về thiệt hại, tính đến sáng 8/8, đã có 11 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương; 58 nhà bị sập, 297 nhà bị hư hỏng; hơn 200 ha cây trồng, hoa màu bị thiệt hại; 11 công trình thuỷ lợi, nước sạch và 6 trường học bị hư hỏng, sạt lở; 125 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ. Hiện nay, có Quốc lộ 279 và Quốc lộ 32 chưa khắc phục được do khối lượng sạt lở lớn, ngoài ra còn hàng trăm điểm sạt lở khác trên các tuyến tỉnh lộ, đường giao thông tại các tỉnh… Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục thống kê về thiệt hại, do nhiều địa phương vẫn đang có mưa lũ, chia cắt.

Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai đã nghe các tỉnh báo cáo tình hình thực tế tại các địa phương và giải pháp, công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

DSC_9492.JPG
Đại diện tỉnh Lào Cai báo cáo tình hình mưa lũ trên địa bàn.

Tại tỉnh Lào Cai, trong đợt mưa từ ngày 6 - 8/8, đã có 1 người chết (do sập đổ nhà); 1 người bị mất tích (do trượt chân ngã xuống suối); 146 nhà ở bị ảnh hưởng (trong đó, 116 nhà bị ngập úng cục bộ, 29 nhà bị sạt ta luy phía sau, 1 nhà bị sét đánh gây hư hỏng đường điện và đồ điện tử trong nhà). Về sản xuất nông nghiệp, có khoảng 200 ha cây trồng bị thiệt hại. Có trên 30 vị trí thuộc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị sạt lở, ước khối lượng sạt lở trên 7.000 m3; có 5 vị trí sạt lở với khối lượng lớn gây ách tắc giao thông. Ước tổng thiệt hại toàn tỉnh là trên 25 tỷ đồng.

Về công tác khắc phục hậu quả, đã tổ chức thăm hỏi, huy động lực lượng giúp đỡ gia đình nạn nhân có người tử vong và bố trí chỗ ở tạm tại nhà văn hóa thôn; huy động lực lượng tại chỗ và các xã lân cận tổ chức tìm kiếm trường hợp mất tích (đến nay vẫn chưa tìm thấy).

Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng đã chủ động huy động lực lượng tổ chức phân luồng giao thông, khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo giao thông tạm thời.

Đối với các thiệt hại khác, chính quyền địa phương đã chủ động huy động lực lượng để khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống của người dân.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành đã đưa ra dự báo về thiên tai trong thời gian tới để các tỉnh nắm được tình hình và chủ động hơn trong công tác phòng, chống thiên tai.

DSC_9500.JPG
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai đánh giá cao sự chủ động trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương. Đồng thời đề nghị các tỉnh cần chủ động huy động nguồn lực khắc phục hậu quả; kiểm tra, rà soát lại các vùng có nguy cơ sạt lở, di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm; kiểm soát chặt chẽ các khu vực ngầm tràn; sẵn sàng các phương án để đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhân dân; đảm bảo an toàn các hồ đập tránh rủi ro có thể xảy ra; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức Nhân dân trong chủ động phòng, chống thiên tai; các cơ quan trung ương phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá, phân tích nguyên nhân xảy ra thiệt hại để có định hướng và tìm hướng khắc phục hiệu quả. Trọng tâm nhất là nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin kịp thời cho địa phương, cho Nhân dân để có sự chủ động hơn trong công tác phòng, chống thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (6/7): Đêm có mưa vài nơi, ngày trời nắng.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (6/7): Đêm có mưa vài nơi, ngày trời nắng.

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục khoảng 18-21 độ vĩ Bắc kết hợp với hội tụ gió trên cao hoạt động yếu, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày trời nắng. Vùng đồi núi cao đêm về sáng trời rét.

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw