Các nguyên nhân khiến đồng euro có thể tiếp tục giảm giá so với USD

Euro, đồng tiền chính thức của 20 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã giảm giá đáng kể so với đồng USD, với mức giảm khoảng 2,2% kể từ đầu năm 2024.

Đồng euro có thể tiếp tục suy yếu so với đồng USD trong thời gian tới.
Đồng euro có thể tiếp tục suy yếu so với đồng USD trong thời gian tới.

Đồng euro đã cho thấy xu hướng giảm giá so với đồng USD kể từ đầu năm 2024.

Diễn biến này có thể là do sự khác biệt trong diễn biến lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và Mỹ, và đồng euro có khả năng sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng USD.

Euro, đồng tiền chính thức của 20 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã giảm giá đáng kể so với đồng USD, với mức giảm khoảng 2,2% kể từ đầu năm 2024.

Mặc dù gần đây giá trị của đồng euro có tăng nhẹ, nhưng đồng tiền này vẫn ở mức yếu lịch sử so với đồng USD, chỉ dao động quanh mức 1,08 euro đổi 1 USD.

Sự suy yếu này của đồng euro chủ yếu có thể là do sự khác biệt rõ rệt trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa lợi suất trái phiếu chính phủ của hai bên.

Đồng euro có thể tiếp tục suy yếu so với đồng USD trong thời gian tới vì một số yếu tố.

Sự khác biệt trong diễn biến lạm phát

Lạm phát ở Eurozone đã liên tục giảm trong năm 2024, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ 2,9% trong tháng Một xuống còn 2,4% vào tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023.

Điều đáng chú ý là lạm phát ở Eurozone đã đạt đỉnh ở mức 10,6% vào tháng 10/2022, do giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

ECB đã tích cực nâng lãi suất để ứng phó lạm phát tăng cao kể từ năm 2022. Nhưng trong các cuộc họp liên tiếp vừa qua, ECB đã tạm dừng việc tăng lãi suất.

Lập trường của ECB đã có xu hướng ủng hộ việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn trong cuộc họp chính sách tháng Tư, cho thấy việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu là phù hợp, nhất là khi lạm phát đang có xu hướng giảm về mức mục tiêu 2%.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh rằng đường hướng lãi suất ở khu vực Eurozone sẽ không giống với tình hình ở Mỹ, nơi lạm phát đang quay trở lại trong năm nay.

Châu Âu cần lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế

Một chỉ báo kinh tế khác có thể khiến ECB giảm lãi suất sớm hơn là sự trì trệ của nền kinh tế Eurozone trong nửa cuối năm 2023.

Trong quý 4/2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone chỉ tăng 0,1%, qua đó thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế trong gang tấc. Các nền kinh tế lớn, bao gồm Đức, Pháp, Italy và Pháp, đều trải qua thời kỳ suy yếu kéo dài trong hoạt động sản xuất. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng lục địa này rất cần một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để hỗ trợ nền kinh tế.

Ngược lại với tình hình ở Eurozone, Mỹ đang phải vật lộn với lạm phát ở mức cao trong năm nay.

CPI của nước này đã tăng từ 3,1% vào tháng Một lên 3,5% vào tháng Ba. Số liệu tuần này cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong sáu tháng, xuống 3,4% trong tháng Tư. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với Eurozone.

Do đó, Fed vẫn giữ lập trường có thiên hướng ủng hộ thắt chặt chính sách tiền tệ trong các cuộc họp chính sách.

Người dân mua sắm tại siêu thị ở Brussels, Bỉ.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Brussels, Bỉ.

Mặt khác, Mỹ đã phục hồi kinh tế rất mạnh mẽ kể từ đại dịch COVID-19, với mức tăng trưởng GDP cao hơn gấp ba lần Eurozone, đạt 3,4% trong quý cuối năm 2023.

Mặc dù có sự giảm nhẹ trong quý 1/2024, đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ vẫn đủ mạnh để cho phép Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn so với ECB.

Khoảng cách lợi suất trái phiếu chính phủ ngày càng rộng

Dự đoán về việc ECB cắt giảm lãi suất trước Fed khiến khoảng cách trong lợi suất trái phiếu chính phủ giữa hai bên ngày càng nới rộng.

Điều này cho thấy các nhà giao dịch trái phiếu dự báo giá trái phiếu ở Eurozone sẽ tăng nhanh hơn so với trái phiếu chính phủ của Mỹ, do giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu thường có quan hệ nghịch chiều.

Thông tin được đăng tải trên tờ Financial Times cho biết các tổ chức tài chính lớn như Pimco và JPMorgan Asset Management đều đã tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ châu Âu trước những dự đoán này.

Thông thường, đồng tiền của một quốc gia có xu hướng tỷ lệ thuận với lợi suất trái phiếu chính phủ nước đó.

Mối quan hệ này bắt nguồn từ thực tế là lợi suất trái phiếu chính phủ cao hơn thường báo hiệu đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu tăng đối với đồng tiền của quốc gia đó, khi các nhà đầu tư tìm cách bảo vệ giá trị tài sản. Hiện tượng này đã được thể hiện một cách nhất quán với đồng USD trong mỗi chu kỳ tăng lãi suất của Fed.

Khoảng cách lãi suất thúc đẩy giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ

Hơn nữa, lãi suất chính sách của một nước cao hơn cũng dẫn đến lãi suất tiền gửi bằng đồng tiền của nước đó cao hơn, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ (carry trade).

Hiện tại, lãi suất tiền gửi qua đêm của ECB là 4%, trong khi khoảng lãi suất của Fed là 5,25-5,5%. Sự chênh lệch đáng kể như vậy giữa lãi suất vay liên ngân hàng đang khuyến khích các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền có lãi suất cao hơn, đồng thời bán tháo đồng tiền có lãi suất thấp hơn.

Do đó, động lực này góp phần thúc đẩy sự mạnh lên của đồng USD và sự suy giảm của đồng euro.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron chỉ định ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới

Tổng thống Pháp Macron chỉ định ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới

Sau 3 vòng tham vấn chính trị, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, ngày 5/9, đã chỉ định ông Michel Barnier, nguyên Trưởng đoàn đàm phán thoả thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) làm Thủ tướng mới của Pháp, tạm thời chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 2 tháng kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu tháng 7/2024.

ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh trong khu vực

ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh trong khu vực

Ngày 3/9, tại thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra Hội nghị người đứng đầu Tình báo quân đội các nước ASEAN lần thứ 21 (AMIM-21), với sự tham dự của người đứng đầu Tình báo quân đội 10 nước ASEAN cùng đại diện Timor Leste tham dự với tư cách quan sát viên. Cùng ngày, cũng diễn ra Hội nghị Cục trưởng Tác chiến ASEAN lần thứ 14 (AMOM 14).

Tổng thống Nga Putin thăm Mông Cổ

Tổng thống Nga Putin thăm Mông Cổ

Ngày 3/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Mông Cổ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại Ulan Bator. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận hàng loạt các vấn đề, trong đó có thương mại, năng lượng, hợp tác kỹ thuật-quân sự và giáo dục.

Báo Mỹ đưa tin cảnh sát Việt Nam triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới

Báo Mỹ đưa tin cảnh sát Việt Nam triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới

Đại diện Liên minh Sáng tạo và Giải trí (có trụ sở tại Mỹ) cho biết họ đã hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam để đóng cửa web phim lậu lớn nhất thế giới. Theo ghi nhận, nền tảng chiếu nội dung vi phạm bản quyền trụ sở tại Việt Nam có đến 1/3 lượng người truy cập đến từ Mỹ.

Di chúc Bác Hồ - Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam

Di chúc Bác Hồ - Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam, đồng thời phản ánh niềm hy vọng của Người đối với đất nước và thế giới. Nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, Kyril Whittaker, đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.

Thế giới tuần qua: Rộng mở để hòa nhập, hữu nghị và tươi đẹp hơn

Thế giới tuần qua: Rộng mở để hòa nhập, hữu nghị và tươi đẹp hơn

Tuần qua (26/8 - 1/9), dư luận thế giới hướng sự chú ý tới lễ khai mạc Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic Paris 2024) tại thủ đô Paris (Pháp). Bất ổn vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi trên thế giới, những khoảnh khắc giàu cảm xúc ở thủ đô Paris hoa lệ là dịp để mọi người cùng nhau tạm gác lại lo âu, hướng tới tinh thần được thắp lên với ngọn lửa Paralympic 2024: rộng mở để hòa nhập hơn, hữu nghị hơn và tươi đẹp hơn.

Chuyên gia Nga đánh giá cao đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"

Chuyên gia Nga đánh giá cao đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), trên số mới nhất Báo "Sự thật" của Đảng Cộng sản Liên bang Nga xuất bản ngày 30/8, tác giả Peter Tsvetov, chuyên gia về Việt Nam đã có bài viết đánh giá cao về đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam".

fbytzltw