Bóng đá Việt Nam chờ nguồn lực mới

Sau khi giúp câu lạc bộ Phù Đổng Ninh Bình vô địch giải hạng Nhất và thăng hạng V-League 2025-2026, ông Nguyễn Đức Thụy-người đứng đầu đội bóng tiếp tục triển khai một dự án tham vọng khác: Xây dựng Học viện bóng đá mang tên Ninh Bình.

Hướng đi tham vọng

Ông Nguyễn Xuân Thiện, anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy, đồng thời là Chủ tịch CLB Thép Xanh Nam Định sẵn sàng hậu thuẫn dự án trên. Mục đích của hai tỷ phú này nhằm tìm kiếm tài năng cho bóng đá Nam Định và Ninh Bình. Bởi nhìn từ những gì ông Đỗ Quang Hiển và Đoàn Nguyên Đức đã làm tại Hà Nội cùng Hoàng Anh Gia Lai xuyên suốt hai thập niên qua, anh em nhà Thụy-Thiện hiểu rằng thành công và sự ổn định của CLB phải dựa vào đào tạo trẻ.

Ông Thụy tham vọng, việc mở học viện bóng đá sẽ giúp Ninh Bình cung cấp nguồn lực trẻ cho các đội tuyển Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng đó, ông Thụy phối hợp với đội ngũ chuyên gia, tìm kiếm mô hình đào tạo chất lượng trên thế giới. Thông qua sự hợp tác và học hỏi từ những học viện có chất lượng, Ninh Bình sẽ áp dụng và triển khai giáo án rèn luyện, xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến, phục vụ cho quá trình “ươm mầm ngôi sao”.

Các tài năng tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF.

Các tài năng tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF.

La Masia, học viện đã đóng góp cho Barcelona hàng loạt huyền thoại là nơi mà ê-kíp của ông Thụy gõ cửa. Cùng với đại diện UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, đoàn công tác đã tìm hiểu sâu về chiến lược đào tạo, cơ sở vật chất và cách vận hành học viện theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, dự án còn hướng đến mục tiêu tổ chức hệ thống mùa giải cho các cầu thủ U.19, nhằm bảo đảm cho những tài năng này được thi đấu 40-50 trận/năm. Những năm qua, bất chấp nỗ lực từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và nhà tài trợ, các cầu thủ U.19 vẫn chỉ được trải qua số lượng trận đấu là 20-30 trận/năm, dựa trên hệ thống giải trẻ quốc gia.

Bức tranh sáng hay bánh vẽ?

Việc Ninh Bình chuẩn bị có học viện bóng đá chất lượng cao, hợp tác với lò đào tạo La Masia nổi tiếng nhận được sự chú ý của dư luận. Nhiều quan điểm kỳ vọng đó sẽ là bức tranh sáng cho bóng đá Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Nhưng cũng có ý kiến hoài nghi về sự lâu dài của học viện này, khi cho đến nay, công trình kể trên mới chỉ nằm trên giấy.

Dẫu vậy, nhìn theo góc độ tích cực và dựa trên quyết tâm đến từ các doanh nhân, câu chuyện Học viện bóng đá Ninh Bình được khởi công và đi vào hoạt động là một tín hiệu đáng mừng. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn, người có nhiều năm làm việc với các đội tuyển trẻ Việt Nam tâm niệm: “Một nền bóng đá mạnh phải sở hữu nhiều trung tâm, học viện đào tạo bóng đá. Các CLB phải luôn sát sao và sở hữu các tuyến trẻ, bên cạnh đầu tư cho đội 1. Nhìn từ các nước có nền bóng đá mạnh trên thế giới, họ có hàng trăm, hàng nghìn cầu thủ trong cùng một lứa tuổi. Từ đó, các huấn luyện viên có thể sàng lọc, tuyển chọn những gương mặt ưu tú trong dàn cái tên xuất sắc. Khi chúng ta chọn 10 người trong 100 người, tỷ lệ chọi chỉ là 1/10. Nhưng khi chúng ta lựa ra 10 người trong 1.000 người, tỷ lệ cạnh tranh đã cao hơn. Từ đó, các đội tuyển Việt Nam sẽ mạnh hơn, kết quả thi đấu cũng nhờ vậy mà tăng lên đáng kể”.

Năm 2007, khi ông Đoàn Nguyên Đức xây dựng Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai-Arsenal JMG, nhiều người quan ngại về sự thành công trong tham vọng "gõ đầu trẻ". Sau 7 năm, lứa 1 của Học viện đã trình làng một loạt cầu thủ xuất sắc. Để rồi những Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn, Tuấn Anh, Xuân Trường... đã đóng góp không nhỏ cho thành tích của các đội tuyển Việt Nam.

Câu chuyện cũng tương tự như Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF khi nhiều năm qua đã trình làng nhiều tài năng trẻ. Những tuyển thủ U.20 Việt Nam dự U.20 World Cup 2017 như Đức Chinh, Thanh Thịnh, Minh Dĩ chính là sản phẩm do PVF dày công vun đắp.

Thể Công-Viettel, Hà Nội FC hay Sông Lam Nghệ An-những “lò đào tạo” trứ danh cũng đã góp công không nhỏ vào chiều dài thành công của bóng đá Việt Nam. Cho đến hiện tại, những cầu thủ do các câu lạc bộ này đào tạo, phát triển vẫn là trụ cột của các lứa U và đội tuyển quốc gia.

Giá trị của một học viện đào tạo bóng đá trẻ không thể nói trong ngày một, ngày hai. Nó cũng không thể biểu thị thông qua những sự hợp tác triệu đô với các đơn vị nổi tiếng. Những sản phẩm có chất lượng, cống hiến cho các đội tuyển Việt Nam trong 7-10 năm tới sẽ là câu trả lời xác đáng hơn cả. Còn hiện tại, chúng ta hãy cứ vui và kỳ vọng khi bóng đá Việt Nam lại có thêm một học viện đào tạo bóng đá.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc giải Pickleball tỉnh Lào Cai mở rộng lần thứ I “Tranh Cup Đức Việt Land”, năm 2025

Khai mạc giải Pickleball tỉnh Lào Cai mở rộng lần thứ I “Tranh Cup Đức Việt Land”, năm 2025

Giải đấu quy tụ đông đảo vận động viên trong và ngoài nước tham gia, góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể thao, lan tỏa tinh thần “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ, thúc đẩy xã hội hóa công tác thể dục, thể thao trên địa bàn.

Tuyển U22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33

Tuyển U22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33

Ngày 21/5, Ban thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan) nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.

[Infographic] Giải Pickleball tỉnh Lào Cai mở rộng lần thứ I “Tranh Cup Đức Việt Land”, năm 2025

[Infographic] Giải Pickleball tỉnh Lào Cai mở rộng lần thứ I “Tranh Cup Đức Việt Land”, năm 2025

Chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và hướng tới đại hội đảng bộ các cấp, tỉnh Lào Cai tổ chức Giải Pickleball mở rộng lần thứ I "Tranh Cup Đức Việt Land", năm 2025. Giải đấu quy tụ đông đảo vận động viên trong và ngoài nước tham gia, góp phần đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể thao, lan tỏa tinh thần “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ, thúc đẩy xã hội hóa công tác thể dục, thể thao trên địa bàn.

Những câu chuyện với bóng đá của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những câu chuyện với bóng đá của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ít người biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chủ trì trận bóng đá lịch sử Việt - Pháp, đồng thời có mặt trên sân Hàng Đẫy và Cột Cờ để theo dõi các trận bóng đá nhằm cổ vũ tinh thần rèn luyện thể thao, có sức khỏe để "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới".  

fb yt zl tw