“Bóc mẽ” những khóa học làm giàu

LCĐT - Nhắm vào tâm lý muốn làm giàu nhanh của giới trẻ, thời gian qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều khóa học “làm giàu” với những câu từ quảng cáo sống động như: “Cơn lốc triệu phú”, “Đánh thức giấc mơ triệu đô của bạn”...

Những chuyên gia… tự phong

Chị V.N.H (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) hiện có một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị phải chuyển sang kinh doanh online (trực tuyến). Chị nghe một người bạn giới thiệu tham gia khóa học “Dạy bán hàng online thực chiến” trên facebook do một giáo viên mang tên K. Thùy đứng lớp.

Chị H kể: Lớp học được tổ chức theo hình thức trực tuyến qua Zoom và miễn phí buổi đầu để “học thử”. Buổi đầu, lớp học có rất đông người tham gia và có sự xuất hiện của nhiều người đã từng kinh doanh, buôn bán các mặt hàng khác nhau đến từ các tỉnh, thành phố từ Nam ra Bắc. Tất cả hào hứng tham gia với mong muốn “làm giàu nhanh chóng”. Nội dung khóa học được quảng cáo gồm: Xây dựng thương hiệu cá nhân; quảng cáo về sản phẩm mình đang bán và phát triển sản phẩm khác; xây dựng lộ trình chiến lược kinh doanh cho từng cá nhân; định hướng sản phẩm, viết nội dung quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội, tương tác facebook…

Các lớp học làm giàu có thể dưới dạng online...
Các lớp học làm giàu có thể dưới dạng online...

Mở đầu tiết học, K. Thùy tự giới thiệu mình là nữ lãnh đạo xuất sắc được Mạng lưới nữ lãnh đạo toàn cầu (Happy Women Leader Network) vinh danh, cùng hàng loạt câu chuyện thành công đi lên từ thất bại mà K. Thùy đã xây dựng được. Tiết học thử đầu tiên trôi qua, chị H bị hấp dẫn bởi vô vàn kiến thức tưởng chừng như chỉ cần áp dụng là ngay lập tức có thể bán hàng dễ dàng. Chị quyết định chi 5 triệu đồng để theo học tiếp. Thế nhưng, những ngày tiếp theo, chị H vẫn chỉ thấy các kiến thức cũ được nhắc lại. Thêm vào đó, các thành viên lớp học liên tục khoe thành tích bán hàng, riêng chị H vẫn “dậm chân tại chỗ” mặc dù đã áp dụng các bài học của giáo viên.

Sau 1 tháng, khóa học kết thúc, K. Thùy tiếp tục “gạ gẫm” chị H tham gia thêm khóa học chuyên sâu để có thể “lấn sân” vào các sàn thương mại điện tử khác ngoài facebook.

“Đã mất 5 triệu đồng để học nên tôi quyết định đóng thêm tiền học tiếp. Tuy nhiên, người dạy tôi lại là một “giáo viên” khác, dạy rất khó hiểu và chủ yếu bảo tôi nghiên cứu một số video có sẵn trên YouTube. Vì lượng kiến thức không như mong muốn cũng như không đúng theo cam kết ban đầu nên tôi đã liên hệ K. Thùy để đòi lại học phí, nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại được”, chị H ngậm ngùi.

Những ngày đầu tháng 6/2022, chị V.D.L ở phường Pom Hán (thành phố Lào Cai) cũng được mời tham gia một buổi diễn thuyết miễn phí mang tên “Bí quyết marketing và bán hàng thực chiến” với số lượng thành viên hơn 300 người. Chị L hào hứng tham gia với mong muốn được học tập kinh nghiệm phục vụ công việc bán hàng của mình. Theo lời chị L, buổi diễn thuyết rất hoành tráng, được thiết kế thành 2 phần. Phần 1 là nội dung truyền đạt của diễn giả về những “bí kíp” để thành công trong kinh doanh online. Cụ thể, nhân vật này nói về quá trình học tập, làm tại cơ quan nhà nước, sau đó bỏ việc để kinh doanh online và gây dựng thành công chuỗi cửa hàng điện thoại di động. Người này cũng tự nhận mình là “diễn giả truyền cảm hứng”, “chuyên gia đào tạo”. Phần 2 là chia sẻ của một cá nhân từng áp dụng thành công những “bí kíp” này và trở nên giàu có từ kinh doanh online.

Trong suốt phần truyền đạt của diễn giả, ngoài một số kiến thức cơ bản trong bán hàng trực tuyến, phần lớn thời gian được diễn giả sử dụng để quảng bá thành công của bản thân, làm “hoạt náo viên” hô những khẩu hiệu để “lên tinh thần”, cổ vũ quyết tâm làm giàu từ bán hàng trực tuyến cho những người tham dự. Kết thúc chương trình, diễn giả đưa ra một số gói học hấp dẫn để người tham dự có thể đăng ký với cam kết “không thành công - không lấy tiền”.

Sau khi tìm hiểu, chị L được biết, thực chất diễn giả kia chỉ là một người bán điện thoại lâu năm tại thành phố Lào Cai, kinh doanh thua lỗ phải đóng cửa 2 cửa hàng, đến nay sự nghiệp không có gì nổi bật. Nhân vật này từng đầu tư theo học khóa “Đào tạo kinh doanh và con người” với giá trị 1 tỷ đồng và trở thành “chuyên gia đào tạo”.

“Mang tiếng là dạy cách marketing hiệu quả trên facebook nhưng vào facebook cá nhân của người này thấy lèo tèo vài lượt like (thích). Hóa ra tất cả chỉ là lý thuyết suông chứ không phải là những kiến thức thực tế được đúc rút từ thành công của người giảng dạy”, chị L bức xúc nói.

Cần tỉnh táo “chọn mặt gửi vàng”

Thực tế, chỉ cần vào trình duyệt Google gõ tìm kiếm “cách làm giàu” thì ngay lập tức có hàng nghìn bài quảng cáo về các khóa học và đi kèm đó là những lời chào mời đầy hấp dẫn, ấn tượng như: “Trở thành tỷ phú ngay cả khi đang ngủ”, “Kiếm vài trăm triệu đồng dễ như trở bàn tay”, “Không thành công thì không cần trả tiền”, “Đánh thức giấc mơ triệu đô của chính bạn”... Những khóa học này thường diễn ra từ vài buổi đến vài chục buổi tùy theo nhu cầu của người học với mức học phí khác nhau.

... hoặc các buổi hội thảo hoành tráng.
... hoặc các buổi hội thảo hoành tráng.

Theo Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Thành Luân, Khoa Kinh tế - Du lịch, Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại Lào Cai, những người đứng lớp, trực tiếp giảng dạy trên facebook đều tự xưng là “bậc thầy”, “chuyên gia” trong lĩnh vực làm giàu. Với mỗi khóa học, nội dung đào tạo đều có một nét chung là nói “trên trời, dưới biển”. Họ đưa ra những công cụ, nguyên tắc, cách thức kinh doanh, đan xen vào đó các câu chuyện kể về những triệu phú, tỷ phú nổi tiếng của thế giới đi lên từ hai bàn tay trắng, khả năng khơi dậy niềm hứng khởi, sự say mê trong công việc và cách kiểm soát bản thân ở mỗi cá nhân… Nhưng sự thật, những gì học viên thu lại sau những khóa học này chỉ là lý thuyết sáo rỗng, không hề có căn cứ khoa học, không có nhiều cơ sở ứng dụng thực tế. Tất cả chỉ hoàn toàn là giáo trình “tự biên tự diễn” từ các giảng viên tự xưng hoặc cóp nhặt từ những tài liệu của các tác giả nổi tiếng mà không được biên soạn lại nội dung một cách khoa học và logic.

Thực tế, tại Lào Cai đã có những sân chơi bổ ích chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh dành cho những người có mong muốn tìm hiểu về kinh doanh, khởi nghiệp. Có thể kể đến như Câu lạc bộ Khởi nghiệp Lào Cai. Thời gian qua, câu lạc bộ này đã tổ chức nhiều diễn đàn, các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng cho các bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp.

Anh Nguyễn Hải Đăng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Lào Cai cho biết: Câu lạc bộ là tổ chức xã hội tự nguyện của những tổ chức, cá nhân trẻ năng động, đam mê và có nhiều đóng góp cho phong trào khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tại đây, bất cứ ai cũng có thể học hỏi những kinh nghiệm từ những doanh nhân và lựa chọn kinh nghiệm phù hợp để áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Các thành viên trong câu lạc bộ còn theo sát và hỗ trợ trực tiếp các mô hình khởi sự doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.

“Làm giàu là quá trình dài và khó khăn, đòi hỏi phải có kiến thức, bản lĩnh, thực tiễn. Không có công thức tuyệt đối nào giúp bạn giàu chỉ sau một khóa học”, Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Thành Luân khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bắt đối tượng lập tài khoản trên mạng xã hội kêu gọi từ thiện để lừa đảo

Bắt đối tượng lập tài khoản trên mạng xã hội kêu gọi từ thiện để lừa đảo

Ngày 15/5, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã bàn giao đối tượng Huỳnh Phương Thủy (sinh năm 2004), trú thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính

91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính

Theo thống kê, năm 2023, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

Tiếp tục điều tra khối tài sản 'khủng' liên quan bà Trương Mỹ Lan

Tiếp tục điều tra khối tài sản 'khủng' liên quan bà Trương Mỹ Lan

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Lừa đảo chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng, nữ 'thầy cúng' bị khởi tố

Lừa đảo chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng, nữ 'thầy cúng' bị khởi tố

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

fb yt zl tw