Bộ Y tế: Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế

Thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của bão số 3. Tuy vậy, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn bảo đảm duy trì, đặc biệt một số ca chấn thương nặng đã được cấp cứu kịp thời.

14.jpg
Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện E.

Các cơ sở y tế căng mình chống bão

Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 2 ngày 6 và 7/9, tua trực của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 14 ca cấp cứu nhập viện do siêu bão tác động, trong đó có một trường hợp do cây đổ đè xuống người gây chấn thương sọ não; 2 trường hợp chấn thương chi, chấn thương sọ não do tường và kính vỡ đổ vào người cùng gần 10 trường hợp tai nạn ô-tô, xe máy khi đang tham gia giao thông.

Kíp trực của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nỗ lực cấp cứu người bệnh trong cơn bão nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của họ trong tình huống khẩn cấp.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, tính đến tối 7/9, đã tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân bị thương do bão, trong đó có 6 ca nặng đang được điều trị tích cực. Các bệnh nhân đa phần đều gặp chấn thương do mảnh kính, mảnh tôn.

Trong ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào thành phố Hà Nội, Bệnh viện E đã tiếp nhận tổng cộng 36 ca cấp cứu. Trong đó có 16 ca cấp cứu ngoại khoa gồm10 trường hợp cấp cứu do người bệnh gặp tai nạn liên quan đến bão số 3; 20 ca cấp cứu nội khoa.

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến chiều 8/9, các cơ sở y tế Thủ đô đã khám, chữa bệnh cho 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú, trong đó khám, cấp cứu các tai nạn là 929 trường hợp.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã đáp ứng 112/112 lượt yêu cầu cấp cứu, phục vụ 83 bệnh nhân cấp cứu, vận chuyển 15 bệnh nhân tới viện.

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã tiếp nhận 2 ca tai nạn do mưa bão. Một trường hợp là cụ ông 80 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm bị gạch rơi vào người chảy máu, được Trung tâm Cấp cứu 115 đưa vào nhập viện. Sau khi chụp chiếu, các bác sĩ xử trí vết thương ổn định, do vết thương không quá nặng, gia đình xin về nhà theo dõi.

Ca thứ hai vào nhập viện chiều nay trong tình trạng chấn thương sọ não. Theo người nhà cho biết, trong lúc mưa bão, bệnh nhân trèo lên mái tôn và bị rơi xuống đất. Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu.

Các hoạt động mổ, cấp cứu duy trì xuyên bão số 3.
Các hoạt động mổ, cấp cứu duy trì xuyên bão số 3.

Sở Y tế Hải Phòng và Thái Bình báo cáo trước mắt, một số cơ sở y tế có thiệt hại như bay mái, bay biển hiệu, biển chỉ dẫn... một số trạm y tế bị đổ tường bao. Các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị. Các thiết bị được di chuyển đề phòng ngập lụt sau bão.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao các Sở Y tế, bệnh viện đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế trong công tác phòng chống bão lụt. Để nhanh chóng khắc phục và hạn chế thấp nhất thiệt hại và sớm triển khai các hoạt động bình thường của các bệnh viện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị: Trường hợp bệnh nhân cấp cứu chấn thương nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, bệnh viện cần tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc chuyển bệnh viện khác kịp thời.

Các bệnh viện chủ động, tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo cụ thể tại Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về công tác cấp cứu, khám chữa bệnh; nếu có khó khăn đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền và Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ có hỗ trợ, chi viện kịp thời.

Các bệnh viện tập trung toàn bộ mọi nguồn lực để chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, bảo đảm an toàn cao nhất cho người bệnh và nhân viên y tế, sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp cấp cứu hàng loạt do thảm họa, thiên tai.

Thành lập các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ chuyên môn khi có yêu cầu từ các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão.

Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế

Chiều 8/9, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền bắc, miền trung về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Trong công điện do Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp sáng 8/9/2024 về việc đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 năm 2024 và giảm thiểu thiệt hại đối với đợt mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và của Bộ Y tế về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Đồng thời tập trung cứu chữa người bị thương; khẩn trương khắc phục hậu quả tại các cơ sở y tế, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân, không để người dân, người bệnh không được khám chữa bệnh, chăm sóc y tế. Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm.

Bảo đảm mọi người đều được chăm sóc y tế.
Bảo đảm mọi người đều được chăm sóc y tế.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn, đặc biệt là nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão để chủ động nắm bắt tình hình, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm "bốn tại chỗ".

Báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, các đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức và phối hợp triển khai nhiệm vụ.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw