Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

9-7835.jpg
Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo đúng tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tạo đà bứt phá” với 5 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ; tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Chính phủ giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 15 nhiệm vụ, giải pháp của nhằm thực hiện kế hoạch của Chính phủ năm 2025 như sau:

1. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW ngày 13/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo và quản trị nhà trường theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.

3. Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục mầm non, triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đẩy mạnh xây dựng các mô hình học tập, xã hội học tập, học tập suốt đời; tăng cường thực hiện công bằng, bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

5. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Chủ động đào tạo nhân lực các ngành, lĩnh vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ, đường sắt cao tốc và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chíp bán dẫn…, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học thực chất; số sinh viên đại học trên 1 vạn dân năm 2025 đạt 220 người. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ mới. Triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

6. Khuyến khích phát triển các mô hình trường học mới, trường học số, trường học thông minh.

7. Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, thể thao trường học cho học sinh, sinh viên, gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hóa học đường, quan tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

8. Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân (trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn…); tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông, công bằng, bình đẳng, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

9. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Tiếp tục giải quyết tình trạng thiếu giáo viên các cấp học, nhất là tại các địa bàn vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

10. Tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

11. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, kết nối liên thông dữ liệu trong ngành giáo dục và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và Bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

12. Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục

13. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

14. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

15. Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Nội dung đầy đủ Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mời xem .

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Bảo Yên: Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn 2

Chiều 19/3, tại xã Cam Cọn, UBND huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị triển khai công tác giải phóng mặt bằng Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 1 thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa (giải phóng mặt bằng Cảng hàng không giai đoạn 2).

Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Dự báo thời tiết đêm 19 ngày 20/3: Các địa phương trong tỉnh không mưa, trưa - chiều trời nắng

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa ổn định và suy yếu dần kết hợp với trường phân kỳ gió trên cao, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, không mưa, trưa - chiều trời nắng, gió nhẹ. Đêm về sáng trời rét, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời.

Ngày 19/3, Bắc Bộ tiếp tục rét, Nam Bộ nắng nóng

Ngày 19/3, Bắc Bộ tiếp tục rét, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo, hôm nay (19/3), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, riêng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa dông vài nơi. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Các địa phương trong tỉnh trời rét, vùng cao rét đậm

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (19/3): Các địa phương trong tỉnh trời rét, vùng cao rét đậm

Đêm nay và ngày mai (19/3), do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, sau ổn định và suy yếu dần, kết hợp trường phân kỳ gió trên cao nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, đêm về sáng có mưa, mưa nhỏ rải rác, gió Đông Nam cấp 2, trời rét; vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại.

fb yt zl tw