Binh lính ở Trung Đông liên tiếp bị tấn công, Mỹ cấp tập ứng phó

Giới chức Mỹ cho biết, quân đội nước này đang triển khai các biện pháp mới để bảo vệ binh sĩ đóng quân ở Trung Đông trước mối lo tấn công từ các nhóm được Iran hậu thuẫn.

Chia sẻ với hãng tin Reuters, các quan chức Mỹ giấu tên cho hay trong số các biện pháp đảm bảo an ninh mới được thực hiện có tăng cường tuần tra quân sự, hạn chế quyền tiếp cận các căn cứ, và thu thập thông tin tình báo thông qua máy bay không người lái (UAV) và các hoạt động giám sát khác. Ngoài ra, Mỹ cũng để ngỏ khả năng sơ tán gia đình các binh sĩ nếu cần thiết. Đây là những biện pháp an ninh chưa từng được báo cáo trước đây.

Binh sĩ Mỹ đứng canh tại căn cứ quân sự ở thị trấn Makhmour, Iraq. Ảnh: Reuters

Tướng Michael “Erik” Kurilla, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, cho biết “với sự gia tăng số lượng các cuộc tấn công và nỗ lực tấn công vào những địa điểm quân sự của Mỹ, việc liên tục xem xét các biện pháp bảo vệ cho quân đội Mỹ là rất quan trọng”.

Theo ông Kurilla, các bước trên nhằm tăng cường bảo vệ lực lượng Mỹ, bên cạnh triển khai thêm khí tài tới Trung Đông trong những ngày gần đây, "đã ngăn chặn được thương vong nghiêm trọng hơn cho các lực lượng Mỹ tại khu vực".

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ vào ngày 7/10, các lực lượng Mỹ đóng quân ở Iraq và Syria liên tiếp trở thành mục tiêu bị tấn công. Hậu quả 4 binh sĩ và 5 nhà thầu quân sự Mỹ đã bị thương nhẹ. Hiện Mỹ có khoảng 2.500 binh sĩ ở Iraq, và 900 binh sĩ ở Syria.

Hồi tuần trước, ở ngoài bờ biển Yemen, một chiến hạm Mỹ cũng đã bắn hạ hơn 10 UAV và 4 tên lửa hành trình do lực lượng Houthis được Iran hậu thuẫn phóng.

Các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa ngày càng lớn liên quan tới các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Mỹ ở Trung Đông, và nguy cơ Iran có thể tìm cách mở rộng cuộc xung đột Israel - Hamas.

Ngay sau cuộc đột kích của Hamas nhằm vào Israel và Israel có hành động đáp trả mạnh mẽ ở Dải Gaza, Mỹ đã nhanh chóng cho triển khai loạt tàu chiến bao gồm 2 nhóm tác chiến tàu sân bay, tiêm kích, và hệ thống phòng không tới Trung Đông để ngăn chặn Iran và các nhóm được Tehran hậu thuẫn.

Tuy nhiên, giới chức an ninh Iran nói với Reuters rằng chiến lược của Tehran là để các lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông như Hezbollah tiến hành tấn công hạn chế vào các mục tiêu của Israel và Mỹ, nhưng tránh để leo thang lớn tới mức có thể kéo Iran vào.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw