Biện pháp phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông

LCĐT - Đạo ôn cổ bông là loại bệnh rất nguy hiểm trên cây lúa và tùy mức độ gây bệnh có thể ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí mất 100% năng suất.

Vụ xuân 2022, toàn tỉnh gieo cấy 9.877 ha lúa, phần lớn diện tích đang giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa - chắc xanh. Hiện nay, mưa kéo dài, rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông xâm nhiễm lây lan, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất đối với diện tích cấy các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn đang giai đoạn trỗ bông.

Để chủ động phòng, trừ bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt hại lúa, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân cách nhận biết và các biện pháp phòng, trừ như sau:

Biện pháp phòng, trừ:

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt thì phương châm phòng là chính.

Thời gian phun phòng khi lúa thấp tho trỗ từ 3 - 5%, trên những diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng cần phun kép 2 lần, thời điểm phun thuốc lần 1 khi lúa trỗ từ 3 - 5%, lần 2 cách lần 1 từ 4 đến 6 ngày.

Bệnh đạo ôn cổ bông sử dụng thuốc: Fuji-one 40EC, Nativo 750WG…

Bệnh đen lép hạt sử dụng thuốc: Tilt Super 300EC, Nativo 750WG…

Cách pha thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Cách phun thuốc: Nên phun xuôi theo chiều gió vào sáng sớm và chiều mát, tránh phun khi lúa trỗ bông, phơi màu. Sau phun thuốc gặp mưa rào cần phải phun lại.

Lưu ý: Khi các ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông, nông dân phải giữ đủ nước để lúa sinh trưởng bình thường, không bón thêm phân đạm hoặc phun phân bón qua lá. Đặc biệt, bà con cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sinh trưởng phát triển của lúa, thực hiện phòng, trừ kịp thời, hiệu quả, không để bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

fb yt zl tw