Biến đổi khí hậu: Mỹ ghi nhận mùa Đông ấm nhất trong lịch sử

Theo các dữ liệu theo dõi, mùa Đông năm 2024 là mùa Đông ấm nhất trong lịch sử nước Mỹ và đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy thế giới đang bước vào một kỷ nguyên chưa từng có do hậu quả của khủng hoảng khí hậu.

Mưa và tuyết rơi tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, ngày 6/1/2024.

Cơ quan Giám sát Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết nhiệt độ trung bình tại 48 bang thuộc lục địa nước này trong giai đoạn từ tháng 12/2023 đến tháng 2/2024 là 3,1 độ C - mức nhiệt cao kỷ lục kể từ năm 1890.

Nhiệt độ này cao hơn 3 độ C so với nền nhiệt trung bình của Mỹ trong thế kỷ 20. Mùa Đông ấm thứ hai tại Mỹ đến vào năm 2016, với nhiệt độ trung bình là 2,67 độ C, trong khi mùa Đông lạnh nhất được ghi nhận vào năm 1979, với mức nhiệt trung bình -3 độ C.

Tám bang trên khắp vùng Thượng Trung Tây, Great Lakes và Đông Bắc nước Mỹ đã trải qua một mùa Đông ấm nhất trong lịch sử, trong đó một phần nguyên nhân là do hình thái thời tiết El Nino. Thời tiết ấm áp kéo dài đã khiến độ bao phủ băng trên khắp Great Lakes giảm dần và đạt mức thấp lịch sử là 2,7% vào ngày 11/2 vừa qua - thời điểm mà độ bao phủ băng thường đạt đỉnh.

Tình trạng thiếu băng sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống, từ các hoạt động kinh doanh dựa vào những môn thể thao ngoài trời, cho đến các loài cá sử dụng băng để tự bảo vệ mình trong mùa sinh sản trước những kẻ săn mồi.

Ngoài ra, tình trạng thiếu băng cũng khiến bờ biển dễ bị xói mòn hơn, làm tăng nguy cơ gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng ven biển.

Trong một thông báo ngày 7/3, Thống đốc bang Minnesota - ông Tim Walz cho biết bang này đã giải ngân nguồn tài trợ của liên bang dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do lượng tuyết giảm, như các công ty sản xuất đồ trượt tuyết, đi bộ trên tuyết hay các địa điểm tổ chức những lễ hội mùa Đông.

Nắng nóng kéo dài suốt tháng 2 vừa qua tại Mỹ. Dữ liệu cho thấy nhiệt độ trung bình tại lục địa Mỹ, không bao gồm Hawaii, Alaska và các vùng lãnh thổ ngoài khơi, là 5,06 độ C trong tháng này - và là tháng Hai ấm thứ 3 trong lịch sử khu vực này.

Tháng Hai vừa qua cũng là tháng khô hạn nghiêm trọng thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ. Mặc dù vậy, trong khi một số vùng trải qua hạn hán, các hình thái khí hậu bất thường lại mang mưa lớn và tuyết đến nhiều vùng ở miền Tây, gây ra gió mạnh, lũ lụt, lở đất và mất điện ở nhiều khu vực thuộc bang California.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw