Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc:

Biến di sản thành tài sản

LCĐT - Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, tạo nên kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Những năm qua, hiệu quả của các chủ trương, chính sách đúng đã từng bước đưa Lào Cai trở thành một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước bảo tồn tốt các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc, trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương.

Biến di sản thành tài sản ảnh 1

Điệu múa truyền thống của dân tộc Xa Phó.  Ảnh: Ngọc Bằng

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn văn hóa, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc được thuận lợi hơn. Ngành văn hóa luôn chú trọng thực hiện hiệu quả tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, các đề án, dự án bảo tồn, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai, trong đó thực hiện nhiệm vụ kép là vừa bảo tồn vừa khai thác, từng bước gắn bảo tồn với phát triển du lịch dựa trên nền tảng là di sản văn hóa. Rất nhiều di sản văn hóa được phục dựng, bảo tồn và phát triển, trở thành nguồn tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương.

Xác định bảo tồn và phát triển văn hóa phải song hành với phát triển kinh tế - xã hội, ngành văn hóa đã hướng đến khôi phục các lễ hội truyền thống. Đã có hàng chục nghi lễ, lễ hội của đồng bào được khôi phục, như lễ hội xuống đồng của đồng bào Tày, Giáy; lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông; lễ Lập tịch, tết Nhảy của người Dao; lễ đặt tên con, vào nhà mới của người Thái… đồng thời đẩy mạnh đưa thông tin về cơ sở để đẩy lùi tệ nạn xã hội, tập quán lạc hậu. Hàng nghìn hiện vật đã được Bảo tàng tổng hợp tỉnh sưu tầm, bảo quản; hàng chục di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh được nghiên cứu, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, như khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, đền Bảo Hà, đền Thượng, dinh Hoàng A Tưởng, khu căn cứ cách mạng Cam Đường…

Bảo tồn nghề thủ công truyền thống của các dân tộc như nghề đan lát của người Mông, người Hà Nhì; nghề rèn đúc của người Mông, chạm khắc bạc người Dao, thêu dệt thổ cẩm của các dân tộc Mông, Dao, Xa Phó, Giáy…; khôi phục, bảo tồn 12 lễ hội truyền thống, xây dựng 9 thôn, bản văn hóa du lịch; sưu tầm, khôi phục, bảo tồn được 2.000 bài dân ca, các điệu múa cổ truyền các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì…; tiến hành dự án tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao trên địa bàn tỉnh, đánh mã số kiểm kê hơn 11.000 cuốn sách cổ, chụp hơn 20.000 bức ảnh kỹ thuật số về các cuốn sách cổ, sưu tầm, biên dịch hơn 700 cuốn sách cổ, tổ chức in ấn, xuất bản 3 tập sách cổ người Dao; trùng tu tôn tạo các di tích được xếp hạng như đền Thượng, đền Mẫu, đền Bảo Hà, đền Tân An...

Biến di sản thành tài sản ảnh 2
Nghi lễ rước dâu của dân tộc Dao đỏ - ảnh Ngọc Bằng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm kê tổng thể 25 nhóm, ngành dân tộc ở 500 làng, bản theo 7 loại hình và Lào Cai trở thành một trong số ít tỉnh, thành hoàn thành sớm công tác kiểm kê di sản văn hóa. Tổ chức bảo tồn và phát huy được 10 nghi lễ, lễ hội dân gian các dân tộc gắn với phát triển du lịch và tổ chức sưu tầm văn hóa dân gian của 4 nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người là Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Phù Lá.

Công tác bảo tồn văn hóa liên tục được thực hiện hiệu quả. Kết quả là đã có 33 di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Nghi lễ và trò chơi kéo co Tày - Giáy” trong bộ hồ sơ liên quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co” của 4 nước Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia và “Thực hành nghi lễ then người Tày” trong bộ hồ sơ “Thực hành nghi lễ then Tày - Nùng - Thái”; bảo tồn 5 lễ hội truyền thống, sưu tầm văn hóa dân gian của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, bảo tồn nghệ thuật âm nhạc, múa, hát dân ca của 5 dân tộc; bảo tồn 1 làng văn hóa truyền thống người Hà Nhì đen ở xã Y Tý (Bát Xát) phục vụ phát triển du lịch…

Công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc ở Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ tính sáng tạo, khoa học trong triển khai nhiệm vụ. Với số lượng di sản văn hóa có được đã đưa Lào Cai trở thành một trong số ít tỉnh có số lượng di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước, khai thác phát triển mạnh sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, với gần 40 đầu sách chuyên khảo về văn hóa dân gian các dân tộc được xuất bản càng góp phần quảng bá rộng hơn văn hóa đặc trưng của tỉnh Lào Cai ra khắp cả nước và thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw