Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Sáng 10/8, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại thị xã Sa Pa.

Cùng đi có lãnh đạo một số sở ban ngành của tỉnh; Thường trực Thị ủy, UBND thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Sapa (6).JPG
Đoàn công tác kiểm tra thực địa điểm sạt lở tại km 8+00 - km 8+100 Tỉnh lộ 152 thuộc địa phận xã Mường Hoa.
Sapa (3).JPG
Khu vực sạt lở gần bãi đá cổ Sa Pa.

Đoàn công tác đã đi kiểm tra, khảo sát thực địa tại điểm sạt lở tại lý trình Km 109+180, Km 109+400 quốc lộ 4D (thuộc địa phận phường Hàm Rồng) và lý trình Km 8+00 - Km 8+100 Tỉnh lộ 152 (thuộc địa phận xã Mường Hoa). Đây là các điểm sạt lở do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài (từ ngày 2/8 đến ngày 9/8/2023) trên địa bàn thị xã Sa Pa khiến khối lượng lớn đất đá sạt lở, tràn xuống đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông củ các phương tiện trên Quốc lộ 4D và Tỉnh lộ 152.

Sapa (2).JPG
Một điểm sạt lở trên quốc lộ 4D.

Theo báo cáo của thị xã Sa Pa, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị xã xảy ra 4 đợt thiên tai, ước tính thiệt hại hơn 16,9 tỷ đồng. Đặc biệt, từ ngày 2/8 đến ngày 9/8/2023, trên địa bàn thị xã Sa Pa có mưa vừa và mưa to đã gây ra thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà ở và hoa màu của Nhân dân, thiệt hại ước tính hơn 16,2 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại 18 căn nhà (trị giá 550 triệu đồng) tại các phường: Sa Pa, Sa Pả, Hàm Rồng, Cầu Mây và các xã: Tả Phìn, Trung Chải, Thanh Bình, Mường Bo. Mưa lũ làm vùi lấp 5 xe máy (trị giá 40 triệu đồng); cuốn trôi tài sản, lương thực (trị giá 40 triệu đồng) của 1 hộ dân tại xã Tả Phìn. Mưa lũ cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản (giá trị thiệt hại ước gần 1 tỷ đồng). Đợt mưa này cũng khiến cơ sở hạ tầng (các tuyến đường, cầu treo, nhà văn hóa…) trên địa bàn hư hỏng, ảnh hưởng, thiệt hại ước tính trên 14 tỷ đồng.

Sapa (1).JPG
Đồng chí Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa phát biểu tại buổi làm việc.

Thị xã Sa Pa mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ sớm khắc phục các điểm sạt lở tại các tuyến đường, công trình dự án theo cấp quản lý; phối hợp với thị xã thống kê, thực hiện di chuyển theo quy định khẩn cấp đối với các hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm; rà soát, xây dựng quy hoạch thêm 7 – 10 khu sắp xếp dân cư tập trung trên địa bàn thị xã Sa Pa, phù hợp với quy hoạch trong giai đoạn 2024 - 2030…

Sapa (4).JPG
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc sau chuyến thực địa, lãnh đạo các sở, ngành và Thường trực Thị ủy, UBND thị xã đã thảo luận, đánh giá và đề xuất các phương án xử lý, khắc phục những thiệt hại mưa lũ gây ra trên địa bàn thị xã Sa Pa trong thời gian vừa qua.

Sapa (7).JPG
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng: Thị xã Sa Pa cần rà soát, chủ động khâu phòng ngừa, tránh bị động trước thiên tai. Đối với các sự việc đã xảy ra, cần khẩn trương ứng phó, khắc phục hậu quả theo phương châm 4 tại chỗ.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp với thị xã Sa Pa tập trung tháo gỡ khó khăn, thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

Riêng đối với các điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cần khẩn trương nghiên cứu phương án xử lý, không để xảy ra tình trạng ách tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông, đi lại của người dân và khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw