Bế mạc Hội nghị tập huấn về lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới

Ngày 25/8/2023, tại thành phố Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức bế mạc Hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong tình hình mới” năm 2023.

Dự lễ bế mạc hội nghị, có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ninh Bình và 234 học viên tham gia hội nghị tập huấn.

1.JPG
Quang cảnh lễ bế mạc hội nghị tập huấn.

Phát biểu bế mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương khẳng định, sau 5 ngày diễn ra với 6 chuyên đề, hội nghị tập huấn đã thành công tốt đẹp, đạt được yêu cầu đề ra. Chủ đề tập huấn và các chuyên đề đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị giai đoạn tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam được nêu tại Nghị quyết 23 - NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị và Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021. Các chuyên đề được trao đổi tại hội nghị cũng bám sát với thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật và chức năng nhiệm vụ của Hội đồng.

2.JPG
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu bế mạc hội nghị.

PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ ghi nhận tinh thần và trách nhiệm cao của đội ngũ giảng viên là các GS, PGS, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình có uy tín chuyên môn, các nhà lãnh đạo, quản lý dày dạn kinh nghiệm tham gia hội nghị.

Về phía học viên, đa số học viên có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực trao đổi, thảo luận về các chuyên đề được báo cáo tại hội nghị, làm sáng tỏ thêm thông tin cần thiết, bổ ích về những vấn đề đặt ra trong phát triển văn học, nghệ thuật. Bài thu hoạch của các học viên đã biết chọn lọc vấn đề, bám sát các nội dung, quan điểm về văn hóa, văn nghệ qua các Nghị quyết của Đảng, đồng thời phân tích, lý giải và đề xuất được nhiều vấn đề có ý nghĩa, thể hiện rõ sự công phu, tinh thần cầu thị và ý thức trách nhiệm cao.

Thay mặt Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tỉnh Ninh Bình để hội nghị được tổ chức với điều kiện tốt nhất và đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

3.JPG
4.JPG
5.JPG
Ban Tổ chức trao chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho đại diện các đoàn tham gia hội nghị.

Kết thúc hội nghị, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã trao chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho các học viên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw