Bát Xát nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nông thôn

LCĐT - Huyện Bát Xát hiện có 176 chi bộ thôn, bản, tổ dân phố. Thời gian qua, huyện rất quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nông thôn, nét mới là tập trung chỉ đạo thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên đề.

Chi bộ thôn An Thành, xã Quang Kim có 15 đảng viên, trong đó 4 đảng viên được miễn sinh hoạt theo quy định Điều lệ Đảng, 2 đảng viên lao động xa nhà. Được Đảng ủy xã tập huấn, hướng dẫn quy trình các bước tổ chức sinh hoạt, Chi bộ thôn An Thành đã xây dựng kế hoạch, xin ý kiến tổ chức đảng cấp trên về các chủ đề sinh hoạt chuyên đề hằng quý. Đơn cử, quý 2/2022 vừa qua, nhận thấy vấn đề vệ sinh môi trường trong thôn còn hạn chế, chi bộ thôn đã lựa chọn chủ đề sinh hoạt “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ trong đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn và xử lý rác thải”.

Bát Xát nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nông thôn ảnh 1
Một buổi sinh hoạt định kỳ của Chi bộ thôn An Thành, xã Quang Kim.

Trước kỳ sinh hoạt, Chi bộ thôn An Thành thông báo cho đảng viên đi làm xa về tham dự đầy đủ. Buổi sinh hoạt chuyên đề nêu trên diễn ra trong 150 phút, nhận được nhiều ý kiến tham gia của đại biểu và đảng viên. Kết thúc phiên họp, Chi bộ thôn đã thống nhất các nội dung trong nghị quyết và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân khi triển khai thực hiện. Bà Từ Thị Thử, Bí thư Chi bộ thôn An Thành cho biết: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề, chi ủy và cá nhân bí thư chi bộ phải nghiên cứu, nắm vững nội dung, yêu cầu, đồng thời dự kiến nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương. Nội dung sinh hoạt cần thông báo trước để đảng viên chuẩn bị ý kiến tham gia, đảm bảo chất lượng.

Nhận thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề ở các chi bộ nông thôn, đặc biệt là tại địa bàn vùng cao, biên giới còn hạn chế, như vẫn lúng túng trong việc chọn chuyên đề, chuẩn bị nội dung, điều hành sinh hoạt; thảo luận, phân tích vấn đề chưa kỹ; chất lượng ý kiến tham gia thảo luận chưa sâu sắc... năm 2022, Ban Tổ chức Huyện ủy Bát Xát đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên đề.

Ngoài các nội dung sinh hoạt chuyên đề, Ban Tổ chức Huyện ủy cũng hướng dẫn, gợi ý một số nội dung cụ thể đối với các loại hình chi bộ. Trong đó, đối với chi bộ nông thôn, căn cứ tình hình đặc điểm của từng địa phương có thể lựa chọn một số nội dung, như: Sự lãnh đạo của chi bộ, vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp; thực hiện cuộc vận động xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa; công tác khuyến học; tuyên truyền, vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu; bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội...

Ông Trần Quốc Định, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Bát Xát đánh giá: Hiện các chi bộ đã và đang triển khai hướng dẫn của cấp trên trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề 1 quý/lần, bước đầu cho thấy kết quả khi các chủ đề được lựa chọn đều nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên. Ngoài việc lựa chọn nội dung sinh hoạt trúng và đúng, Ban Tổ chức Huyện ủy còn hướng dẫn các chi bộ thông báo thời gian sinh hoạt chuyên đề, gửi trước dự thảo 2 - 3 ngày để đảng viên nghiên cứu, chuẩn bị tham gia thảo luận. Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

Thực hiện cơ bản, đầy đủ các nội dung theo Hướng dẫn 12 ngày 6/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các chi bộ nông thôn trên địa bàn huyện Bát Xát đã tổ chức sinh hoạt đảm bảo đúng lịch đăng ký với cấp ủy cấp  trên. Trước mỗi buổi sinh hoạt, chi ủy hoặc bí thư chi bộ bàn dự kiến nội dung, thời gian, tài liệu, sổ sách... Những chi bộ có chi ủy thì thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng trước, đề ra nhiệm vụ tháng tới; phân công chuẩn bị các nội dung trước khi thông báo cho đảng viên.

Trong mỗi buổi sinh hoạt, các chi bộ dành một phần thời gian để thông tin tình hình thời sự, chính trị; phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đảng viên. Tiếp đến, chi bộ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng, thảo luận nội dung cần thực hiện tháng tiếp theo. Ban Tổ chức Huyện ủy cũng đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, chủ trì sinh hoạt cho các bí thư chi bộ, giúp họ chủ động, tự tin hơn, xử lý tốt các tình huống trong mỗi buổi sinh hoạt…

Quan tâm hướng dẫn chỉ đạo nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt, các chi bộ thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện Bát Xát đã phát huy vai trò lãnh đạo, xây dựng được nghị quyết, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, trình độ của từng đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw