Bát Xát: Đồng bào dân tộc thiểu số bảo vệ chủ quyền, biên giới

Thời gian qua, huyện Bát Xát đã đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4827833958178_84d315085e3bd2a3a7c7d210c6f036c5.jpg

Thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung nằm dọc trên đoạn biên giới với chiều dài hơn 10 km. Thôn có 85 hộ với 2 dân tộc là Mông và Dao. Mặc dù cuộc sống của người dân còn khó khăn (37 hộ nghèo, 23 hộ cận nghèo) nhưng Lũng Pô được biết đến là “điểm sáng vùng biên”.

Thiếu tá Trần Minh Long, cán bộ Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng A Mú Sung cho biết: Trong 5 thôn biên giới thuộc 2 xã A Mú Sung và Nậm Chạc thì Lũng Pô là thôn điển hình về việc người dân chấp hành tốt quy định của pháp luật, như Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng, chống tác hại ma túy; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới.

Từ chỗ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc thăm thân và làm thuê, đến nay thôn Lũng Pô trở thành địa bàn không có tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự được đảm bảo, không có bất kỳ trường hợp xuất - nhập cảnh trái phép. Đặc biệt, người dân trong thôn tích cực tham gia tuần tra biên giới, phát quang đường biên, kịp thời cung cấp cho Đồn Biên phòng A Mú Sung nhiều thông tin giá trị.

Anh Tẩn Sành Phú, Trưởng thôn Lũng Pô tâm sự: Những năm qua, được sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung, thôn Lũng Pô đã trở thành “điểm sáng biên giới”. Đồng bào các dân tộc trong thôn luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau cây giống, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hình thành vùng cây ăn quả với 8 ha xoài, 12 ha cam, 2 ha mít Thái, cho thu nhập ổn định, giúp người dân từng bước thoát nghèo, yên tâm định cư trên mảnh đất vùng biên.

Câu chuyện thôn Lũng Pô là minh chứng cụ thể về việc phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Ông Đặng Minh Lĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bát Xát cho biết: Thời gian qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Bát Xát đã phối hợp với các ngành đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 01 ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nhất là ở các xã biên giới, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia.

Từ đầu năm đến nay, MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành tuyên truyền 450 buổi cho 4.325 lượt người tham gia; phối hợp với Công an huyện tuyên truyền Đề án 03 của UBND tỉnh về củng cố, chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. 6 tháng năm 2023, người dân đã cung cấp 272 nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị cho công an phục vụ công tác điều tra; kịp thời phát hiện, giải quyết 57 vụ vi phạm pháp luật.

z4827833983824_a124e64b6b61ef14d1c930cc902d765a.jpg
Tuần tra bảo vệ biên giới.

Đặc biệt, việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được MTTQ Việt Nam các cấp và các ngành của huyện chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, gắn kết chặt chẽ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Thông qua các phương thức triển khai sáng tạo, linh hoạt, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Người dân tự nguyện, tự giác tham gia các mô hình như “Thôn, bản bình yên, gia đình hạnh phúc”, “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Dòng họ tự quản”, “Gia đình 5 không”, “Làng bản an ninh, trật tự an toàn xã hội”, “Điểm sáng vùng biên”, “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”… Nhờ đó, các vụ việc được hòa giải ngay từ cơ sở, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự trên địa bàn.

z4827833973300_f5800be1bb67d72edd8e970cbbbbeba9.jpg

Những kết quả đạt được cho thấy, việc phát huy vai trò nòng cốt, chủ thể của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần xây dựng khối đoàn kết vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn huyện, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw