Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bất cập chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai

Bất cập chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai

Chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai hiện nay có nhiều bất cập, hạ tầng yếu kém và công tác quản lý đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành giải quyết.

Chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai có địa chỉ tại tổ dân phố Phố Mới, thị trấn Si Ma Cai với vị trí khá đắc địa, ngay sát Quốc lộ 4 và giao lộ của 2 tuyến đường đi vào trung tâm thị trấn.

5.jpg

Chợ được xây dựng từ năm 2012, có tổng diện tích quy hoạch 1,5 ha, bao gồm các hạng mục nhà chợ chính, các gian hàng bán thực phẩm tươi sống, hàng khô, nhà bán hàng, nhà ban quản lý chợ... Chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, bao gồm cả cố định và không cố định.

1.jpg

Trái ngược với ngày phiên chợ, ngày thường chợ khá vắng khách. Bà Hà Thị Dung kinh doanh mặt hàng may mặc, giày, dép tại chợ từ năm 2006 đến nay. Những năm gần đây, việc kinh doanh của bà Dung ngày càng khó khăn khi chợ thưa thớt người đến xem và mua hàng. Bà Dung thở dài ngao ngán: Ngày thường chỉ bán được 100.000 - 200.000 đồng, vào ngày cuối tuần thì còn có nhiều người vào mua hàng nhưng chủ yếu là khách quen. Cứ thế này chắc tôi trả lại ki-ốt để chuyển sang nghề khác!

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Mạnh Cường, Trưởng Ban Quản lý chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai cho biết: Chợ được tổ chức theo hình thức chợ phiên hoạt động vào Chủ nhật hằng tuần. Mặc dù là chợ phiên nhưng vì ở khu vực trung tâm huyện nên chợ vẫn hoạt động cả những ngày thường do nhu cầu của người dân.

2.jpg

Đối với việc bà Dung và một số tiểu thương gặp khó khăn trong kinh doanh tại chợ, ông Cường lý giải: Có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng vấn đề lớn nhất là những năm gần đây, một số hộ sinh sống khu vực xung quanh chợ cũng mở các cửa hàng kinh doanh, dẫn tới tình trạng ngoài chợ đông vui hơn trong chợ.

Sau 12 năm hoạt động, nhiều hạng mục công trình của chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai đã xuống cấp. Đi một vòng quanh chợ, Trưởng Ban Quản lý chợ Đỗ Mạnh Cường chỉ ra tình trạng một số hạng mục chưa đảm bảo cho hoạt động của chợ, như quy định về phòng cháy, chữa cháy. Đoạn kè taluy âm khu vực bán hàng thực phẩm bị sụt, sạt, bóc lớp đá kè. Hệ thống dẫn điện, thoát nước và ki-ốt xung quanh nhà chợ chính đã xuống cấp, nhiều tiểu thương phải tự bỏ tiền sửa chữa; khu vệ sinh nhiều năm nay không còn sử dụng... Thực tế vào ngày họp phiên, chợ cũng khá đông người, nhưng do việc bố trí bãi đỗ xe, để xe không hợp lý kéo theo vấn đề mất an toàn giao thông. Người đi chợ mạnh ai nấy lo, để tràn lan xuống cả lòng đường. Tại khu vực ngoài cổng chính chợ đã từng xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại cả về người và tài sản... Do vậy, nhiều người hình thành tâm lý e ngại không muốn vào chợ.

3.jpg

Trao đổi với cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước, ông Đỗ Ngọc Đoàn, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Si Ma Cai cho rằng, cơ sở vật chất chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai không những xuống cấp mà còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến quản lý, khai thác chưa hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, thiếu mỹ quan và không thuận lợi cho khách tham quan, du lịch. Thay vì là điểm đến thu hút, trải nghiệm những nét văn hóa hấp dẫn thì nay, chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai lại trở thành gánh nặng trong công tác quản lý, đảm bảo an ninh, trật tự.

4.jpg

Tại cuộc làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Si Ma Cai ngày 17/4/2024, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Si Ma Cai đã kiến nghị, đề xuất danh mục đầu tư, nâng cấp chợ văn hóa trung tâm huyện. Huyện đề nghị sắp xếp, quy hoạch lại và sửa chữa một số hạng mục đã xuống cấp; bố trí không gian trưng bày, không gian biểu diễn nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch, bảo tồn văn hóa, đồng thời xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực chợ đêm và các gian hàng kinh doanh tự do, ẩm thực; xây dựng hệ thống kè, tường rào bao quanh, cổng; sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp nước...

Tại Thông báo Kết luận số 3481 ngày 24/4/2024 của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Si Ma Cai, Thường trực Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá sự cần thiết, làm rõ hiệu quả đầu tư, tính thiết thực, xem xét giải quyết đề nghị giao danh mục đầu tư xây dựng công trình chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai. Cụ thể hóa nội dung chỉ đạo này, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 2410 ngày 26/4/2024, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Si Ma Cai triển khai thực hiện, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh.

Ông Đỗ Ngọc Đoàn, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Si Ma Cai khẳng định, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ văn hóa trung tâm huyện Si Ma Cai là cần thiết, không chỉ giải quyết những khó khăn, bất cập mà còn phục vụ nhu cầu giao thương, phát triển kinh doanh, dịch vụ, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách khi tham quan, trải nghiệm văn hóa của đồng bào vùng cao nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw