Bảo Yên: Vì sao diện tích chè giảm mạnh?

LCĐT - Xã Xuân Hòa là vùng nguyên liệu chè lớn của huyện Bảo Yên. Cách đây gần 20 năm, để tạo được một nương chè, người dân phải vất vả cuốc đất, cõng phân, đào rãnh trồng chè. Tiếc rằng chỉ vài năm gần đây, một số hộ đã chặt bỏ cây chè không thương tiếc.

Tại vùng chè bản Lụ (xã Xuân Hòa), nhiều diện tích chè đã bị chặt bỏ, thay vào đó là cây sắn và quế. Nhiều nương chè tuy chưa bị chặt nhưng đã được hộ dân trồng xen cây quế với mật độ khá dày. Việc trồng xen với mật độ dày thể hiện rõ ý định chuyển đổi dần diện tích chè sang cây quế.

Gắn bó với cây chè gần 20 năm, ông Đặng Văn Thăn (bản Lụ) không khỏi buồn rầu khi nhắc đến cây trồng mà ông đặt nhiều hy vọng: Làm chè vất vả nhưng thu nhập phập phù. Mấy năm nay thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh, công lao động và giá cả vật tư tăng cao, trồng chè chẳng có lãi, tôi không còn thiết tha với cây chè nữa. Gia đình tôi đã chặt bỏ gần hết diện tích chè đã trồng và thay bằng quế, sắn.

Cây chè được xác định là cây chủ lựctrong phát triển kinh tế tại huyện Bảo Yên.
Cây chè được xác định là cây chủ lựctrong phát triển kinh tế tại huyện Bảo Yên.

Dạo quanh các thôn của xã Xuân Hòa, không hiếm gặp những đồi quế mới trồng mà trước đây là chè. Chủ tịch UBND xã - Vũ Thành Công cho biết: Từ năm 2018 trở về trước, cây chè là cây chủ lực đem lại thu nhập ổn định cho người dân nhưng chỉ 3 năm gần đây, diện tích chè của xã đã giảm mạnh từ 330 ha xuống 292 ha. Đó là chưa tính diện tích chè đã được người dân trồng xen cây quế với mật độ dày.

Trước tình trạng trên, UBND xã Xuân Hòa đã ra văn bản chỉ đạo các thôn tuyên truyền, vận động người dân không chặt bỏ cây chè để trồng sắn, quế, tuy nhiên rất khó vì thực tế hiệu quả kinh tế của cây chè thời điểm này thấp hơn cây quế.

Là một trong số ít hộ ở Xuân Hòa còn duy trì và chăm sóc tốt diện tích chè trồng từ hơn 10 năm trước, ông Đặng Văn Bồi, Trưởng thôn Bản Lụ bộc bạch: Tuy không mang về nguồn thu lớn trong một thời điểm như cây quế nhưng chè là cây lấy ngắn nuôi dài, là cây giảm nghèo cho nông dân, tạo thêm thu nhập để phục vụ chi tiêu hằng ngày.

Trước tình trạng diện tích chè nguyên liệu ngày càng sụt giảm, ông Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Chè Đại Hưng buồn rầu: Gắn bó với nông dân từ nhiều năm nay, tôi đã trải qua và hiểu rất rõ những thăng trầm của cây chè ở Bảo Yên. Nhưng một điều có thể khẳng định, cây chè là loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, là cây giảm nghèo, thậm chí giúp nông dân làm giàu. Công ty đã nỗ lực đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu (đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tư vấn kỹ thuật …), tuy nhiên việc người dân quay lưng với cây chè, không cải tạo mà chặt bỏ khiến tôi thật sự buồn và lo lắng.

Do người dân “quay lưng” với cây chè nên diện tích chè của huyện Bảo Yên giảm nhanh. Trước năm 2020, huyện có 743 ha nhưng nay chỉ còn 559 ha, giảm 184 ha. Trong tổng diện tích chè hiện tại chỉ có 208 ha đảm bảo mật độ, còn 180 ha là chè già cỗi, lâu không chăm sóc; 157 ha đã trồng xen cây lâu năm (chủ yếu xen quế).

Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (từ năm 2020 đến nay), việc tiêu thụ chè của Công ty TNHH Chè Đại Hưng gặp nhiều khó khăn nên giá thu mua chè búp tươi không ổn định, thấp, còn tình trạng nợ tiền khi thu mua (qua tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân là do một số điểm đứng ra thu mua chè búp tươi cho công ty đã “găm” tiền) nên ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất. Vì vậy, một số diện tích chè đã bị người dân phá bỏ, không đầu tư chăm sóc, trồng xen quế với mật độ cao làm chè sinh trưởng, phát triển kém, dẫn đến chết cây.

Số ít diện tích chè tại Xuân Hòa vẫn được chăm sóc.
Số ít diện tích chè tại Xuân Hòa vẫn được chăm sóc.

Cùng với đó, sự phát triển “nóng” của cây quế và xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt, một bộ phận người dân đã chuyển đổi diện tích trồng chè sang trồng quế. Đây là nhu cầu chính đáng và người dân hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết diện tích chè đã trồng trước đây được đầu tư từ ngân sách nhà nước nên đó là tài sản của Nhà nước. Do vậy, khi chuyển đổi diện tích từ chè sang quế, người dân phải báo cáo, xin ý kiến của chính quyền địa phương để có hướng xử lý tài sản này thay vì tự ý chặt bỏ, trồng xen quế với mật độ dày, không đúng với cam kết khi triển khai đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè.

Thực hiện Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, huyện Bảo Yên đã có kế hoạch duy trì và củng cố gần 560 ha chè hiện có và tập trung thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng chè. Giải pháp cụ thể là tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động người dân và chính quyền địa phương nâng cao trách nhiệm trong liên kết sản xuất, quản lý chặt chẽ những diện tích đất có chè để tránh tình trạng chuyển đổi sang trồng cây khác.

Đối với diện tích chè đã bị chặt bỏ, huyện và các xã, thị trấn sẽ tích cực vận động người dân khôi phục trồng, chăm sóc lại. Đối với diện tích trồng xen với cây trồng khác (quế, sắn), vận động người dân tỉa thưa, đảm bảo mật độ phù hợp cho cây chè phát triển. Với diện tích trồng mới, thực hiện trồng thí điểm xen cây mắc-ca, quế với mật độ đảm bảo theo đúng hướng dẫn. Cùng với đó, huyện sẽ mời gọi thêm các doanh nghiệp đến đầu tư liên kết sản xuất, chế biến chè hữu cơ nhằm tạo thêm liên kết bền vững trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để người trồng chè có thu nhập ổn định và cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw