Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh

LCĐT - Sáng 7/8, UBND xã Phúc Khánh phối hợp với Ban Quản lý di tích và Phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Long Khánh năm 2022.

Dự buổi lễ có Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn nghệ dân gian Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; Thường trực Huyện ủy Bảo Yên. 

Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 1
Quang cảnh khai mạc lễ hội.

Đền Long Khánh tọa lạc tại Đồng Mòng 2, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, là nơi thờ thần Thành hoàng bản thổ và thờ ông Tăng Hán Bảo, Quan tri châu có nhiều công lao trong lãnh đạo nhân dân địa phương chiến đấu chống giặc Cờ đen khoảng giữa thế kỷ XIX. Đền Long Khánh được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2018.

Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 2
Các đại biểu và người dân dự lễ hội.

Lễ hội đền Long Khánh được tổ chức thường niên vào ngày 10/7 âm lịch, với mục đích tưởng nhớ công lao của Quan tri châu Tăng Hán Bảo, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người dân và góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, người dân huyện Bảo Yên nói chung, xã Phúc Khánh nói riêng trong giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu và quảng bá nét đẹp văn hóa, các giá trị lịch sử đến người dân, du khách thập phương.

Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 3
Đánh trống khai hội.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đây là lần đầu tiên Lễ hội truyền thống đền Long Khánh được tổ chức với nội dung, quy mô đầy đủ. 

Sau lễ khai mạc, các đại biểu, người dân và du khách đã tham gia phần rước kiệu và dâng hương theo phong tục, văn hóa người dân tộc Nùng (dân tộc chiếm đa số tại đây), cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc…

Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 4
Lễ đón thầy cúng.
Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 5
Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 6
Lễ rước kiệu được thực hiện theo phong tục, văn hóa dân tộc Nùng.
Bảo Yên: Tưng bừng Lễ hội đền Long Khánh ảnh 7
Người dân và du khách chơi kéo co tại phần hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw