Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Bảo Yên phát triển vùng trồng cam hàng hóa

Bảo Yên phát triển vùng trồng cam hàng hóa

Sau một thời gian đưa vào trồng thử nghiệm, cây cam V2 trên địa bàn huyện Bảo Yên đã mang lại tín hiệu khả quan, góp phần đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

Năm 2018, cây cam V2 được đưa về trồng thử nghiệm tại xã Phúc Khánh với diện tích hơn 6 ha. Được trồng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây sinh trưởng, phát triển tốt, sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch quả. Cam V2 trồng ở Phúc Khánh phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên quả to, đều, đẹp (từ 3 - 4 quả/kg), vỏ mỏng, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp, ngọt đậm, có vị thơm, được thị trường đón nhận. Năm 2023, nông dân xã Phúc Khánh thu hoạch hơn 110 tấn cam, với giá bán từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, thu về trên 2 tỷ đồng.

Cây cam V2 trồng trái vụ, cho thu hoạch từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch hằng năm, giá bán cao hơn so với các loại cây chính vụ, đầu ra thuận lợi. Từ trồng cam đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình.

Anh Đỗ Chí Tuấn, thôn Trĩ Ngoài, xã Phúc Khánh.

2-2670.png

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, kinh tế của nhiều hộ trên địa bàn xã Phúc Khánh trở nên khá giả. Trong đó, việc đưa cây cam V2 vào trồng trên đất nương đồi, vườn nhà đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập và dần hình thành vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện.

Đồng chí Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh cho biết: Toàn xã hiện có hơn 20 ha cam V2, trong đó 10 ha đang cho thu hoạch quả, giá trị thu nhập đạt gần 250 triệu đồng/ha. Qua trồng khảo nghiệm, giống cam V2 phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương nên xã đã xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích, quy hoạch vùng trồng tại các thôn: Trĩ Trong, Trĩ Ngoài, Làng Đẩu, Làng Nủ thêm 20 ha, nâng tổng diện tích lên 40 ha.

Không chỉ Phúc Khánh, tại một số xã trên địa bàn huyện Bảo Yên, cây cam V2 được đưa vào trồng thử nghiệm, bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Hiện, toàn huyện có gần 30 ha cam, nhiều hộ có nguyện vọng mở rộng diện tích loại cây này.

Thực hiện Đề án 01 của Huyện ủy Bảo Yên về “sản xuất nông nghiệp chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2020 - 2025”, huyện xây dựng kế hoạch về phát triển vùng sản xuất cam theo chuỗi giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị sản xuất, ổn định đầu ra, tăng thu nhập cho người dân. Theo đó, mục tiêu đến hết năm 2025, toàn huyện có 100 ha trồng cam (80 ha cam V2 và 20 ha cam đường canh) tại các xã Phúc Khánh, Lương Sơn, Việt Tiến…

Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tập trung chuyển đổi cây trồng, tích tụ ruộng đất để phát triển vùng cam. Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông dân; thực hiện thâm canh nâng cao giá trị sản phẩm trên diện tích đất canh tác; thu hút tổ chức, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển vùng trồng, liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bên cạnh đó, huyện Bảo Yên sẽ hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã làm cầu nối giữa các hộ trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã đầu tư xây dựng hạ tầng, máy móc thiết bị hoạt động, nâng cao giá trị sản xuất, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Song song với đó, huyện Bảo Yên tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững để định hướng và phát triển sản xuất; sử dụng lồng ghép các nguồn vốn nhằm hỗ trợ cho các hộ trồng cam...

Với hiệu quả kinh tế cây cam mang lại, việc quy hoạch và mở rộng vùng trồng trên địa bàn huyện Bảo Yên sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, giúp nông dân tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

“Lợi nhuận ròng từ nuôi cá nước lạnh mang lại rất lớn, chỉ cần 1 - 2 lứa thành công đã có thể thu hồi vốn. Do đó, bất chấp những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở các địa phương trong tỉnh vẫn rốt ráo tìm mọi vị trí có nguồn nước lạnh phù hợp để xây dựng trại nuôi” - ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai nhận định.

Bài cuối: Màu xanh trở lại

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài cuối: Màu xanh trở lại

Ngay sau mưa lũ, nông dân các vùng chuyên canh rau ở huyện Bảo Thắng tập trung khôi phục diện tích bị ngập úng bằng những cây trồng phù hợp, đáp ứng nhu cầu rau xanh của thị trường. Những bãi bồi ven sông Hồng và các mảnh vườn nhà đã phủ lên màu xanh non, hứa hẹn vụ rau đông thắng lợi.

Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Lào Cai có điều kiện khí hậu và nguồn nước sạch dồi dào để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng cơ sở nuôi cá nước lạnh ở nhiều địa phương tăng nhanh, khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối là tiền” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân ở xã Nậm Chảy (Mường Khương) trong thời gian gần đây. Đó không phải là câu nói đùa, cũng không phải cách nói ví von, mà sự thật lá chuối đang mang lại nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập cao cho người dân địa phương.

Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên, ở thôn An Thành, xã Quang Kim bị phủ bởi lớp đất pha cát dày gần 2 mét. Ông Nguyên chia sẻ: Trước khi xảy ra lũ đợt 1, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch lứa rau gia vị các loại và rau bắp cải trồng trong tháng 8, ước tính cả gốc và lãi hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ đã vùi lấp tất cả.

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

fbytzltw