Bảo Yên bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LCĐT - Trang phục truyền thống luôn chứa đựng những giá trị nhân văn, nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Nhận thức rõ vấn đề này, thời gian qua, huyện Bảo Yên đã có nhiều cách làm sáng tạo để giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.

Bảo Yên khuyến khích người dân giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống.
Bảo Yên khuyến khích người dân giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống.

Với 11 dân tộc cùng sinh sống, huyện Bảo Yên có sự đa dạng về truyền thống văn hóa, đặc biệt là trang phục của một số dân tộc rất ít người. Để lưu giữ nét đẹp văn hóa, từ năm 2019, huyện Bảo Yên đã chủ trương đưa trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện vào các công sở, trường học, góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năn 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình); tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Trường THCS xã Nghĩa Đô với đa số học sinh là người dân tộc Tày. Đây không chỉ là cái nôi đào tạo học sinh dân tộc thiểu số chất lượng, mà còn được biết đến như là nơi giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Từ những bản làng xa xôi, khi về trường học tập, các em mang theo cả những nét văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có những bộ trang phục truyền thống độc đáo. Với mong muốn giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của người Tày, Trường THCS xã Nghĩa Đô đã vận động mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh là người dân tộc thiểu số có ít nhất 1 bộ trang phục truyền thống mặc ngày thứ 2 đầu tuần và các dịp lễ, tết. Nhà trường còn tổ chức các buổi ngoại khóa với chủ đề: “Học sinh với trang phục dân tộc”, mời các nghệ nhân, người am hiểu văn hóa Tày đến truyền dạy. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, lưu giữ văn hóa của học sinh.

Học sinh Trường THCS xã Nghĩa Đô mặc trang phục truyền thống vào thứ Hai hằng tuần và dịp lễ, tết.
Học sinh Trường THCS xã Nghĩa Đô mặc trang phục truyền thống vào thứ Hai hằng tuần và dịp lễ, tết.

Em Lương Thị Ánh, dân tộc Tày, học sinh lớp 8A, Trường THCS xã Nghĩa Đô tâm sự: Em rất vui và tự hào khi được mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bộ trang phục của em được bà nội chăm chút từng đường kim, mũi chỉ, phù hợp và thuận tiện cho việc học tập, vui chơi của em. Em và các bạn trong lớp đều hưởng ứng mặc trang phục của người Tày khi nhà trường phát động.

Chủ trương khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh mặc trang phục dân tộc là điểm nhấn trong việc giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên. Hiện nhiều trường tiểu học, THCS, THPT của huyện, nhất là các trường dân tộc nội trú, đã đưa nội dung mặc trang phục truyền thống vào trường học. Các trường vận động, khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc ít nhất 1 buổi/tuần và vào các ngày lễ truyền thống của dân tộc mình.

Đồng chí Nguyễn Đình Quy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nghĩa Đô cho biết: Việc mặc trang phục truyền thống được triển khai từ đội ngũ lãnh đạo đến cán bộ, công chức xã. Mặc trang phục truyền thống đến công sở góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết, xóa bỏ khoảng cách giữa cán bộ với người dân, tạo hiệu ứng tích cực trong công việc và đặc biệt là công tác dân vận tại địa phương.

Từ năm 2019 đến nay, Nghĩa Đô và Việt Tiến là 2 xã thí điểm triển khai đưa trang phục truyền thống dân tộc vào công sở, trường học. Với những hiệu ứng tích cực, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bảo Yên cũng đang triển khai chủ trương này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw