Bảo Thắng: Triển khai khử khuẩn vệ sinh môi trường, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh

Ngày 11/9, Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng triển khai phun hóa chất khử khuẩn vệ sinh môi trường và tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ. 

z5819918401659_02d6eeb9bf3376749bc2fc77b8375ae1.jpg
Cán bộ y tế thực hiện phun khử khuẩn phòng dịch tại thị trấn Phố Lu.

Đội cơ động xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đang thực hiện các biện pháp xử lý môi trường, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị và người dân trên địa bàn thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phun hóa chất khử khuẩn diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

z5819918411890_cd3f639048b091e91c860e9f92a253e9.jpg
z5819860600084_42bc8dd29e5269de4edbc5c809f4c76a.jpg
z5819860599110_c12ac09a55db7fe04bf6ac44061449de.jpg
Phun khử khuẩn tại các hộ dân.

Ngày 10/9, Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã thành lập Đội Xung kích ứng cứu tại chỗ, Đội Giám sát an toàn thực phẩm, Đội Cơ động xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh.

z5819918419159_1cc570ce3e5ef24b320bb0e04a7ea561.jpg
Cán bộ y tế tăng cường tuyên truyền phòng bệnh.

Đội Xung kích ứng cứu tại chỗ hỗ trợ di chuyển bảo vệ tài sản, bệnh nhân và ứng cứu khi có các tình huống đột xuất; Đội Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đang triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa lũ và tăng cường phối hợp với đơn vị thông tin đại chúng, các đoàn thể trên địa bàn triển khai tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ sở và Nhân dân về kiến thức, thực hành đúng các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng cho biết: Chúng tôi thực hiện cung cấp đủ hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước, môi trường; tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ và ngập lụt, như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Đồng thời, duy trì thường trực các đội chống dịch cơ động để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.

z5819918456120_0c8da14d6f20b517edd32b71922bdf83.jpg
Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hóa chất khử khuẩn.

Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước cấp cho ăn, uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, công trình cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra vệ sinh chất lượng nước các hộ dân.

z5819918456119_d46b1da37117527ed6bbd5cfb5b04d82.jpg
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng giám sát chất lượng nước, hướng dẫn người dân xử lý nước giếng khoan.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường do ngập lụt trên địa bàn huyện, Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã lập tờ trình gửi HĐND- UBND huyện Bảo Thắng duyệt cấp kinh phí trên 90 triệu đồng để mua sắm vật tư, hoá chất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw