Bảo Thắng quan tâm giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, huyện Bảo Thắng tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Bảo Thắng có 20 dân tộc anh em cùng chung sống tại 14 xã, thị trấn, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 41,1%. Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bảo Thắng đã lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nhằm khơi dậy tinh thần tự giác, nỗ lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo; chú trọng quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn được phân bổ theo đúng mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, lồng ghép với các nguồn vốn khác; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo…

281-8090.jpg

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, số hộ nghèo tại địa phương giảm dần qua từng năm; người nghèo có việc làm, thu nhập ổn định, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Thắng, từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ giảm nghèo trung bình hằng năm của huyện đạt khoảng 3%/năm. Kết thúc năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 2,55%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 1,54%. Những kết quả đạt được đã củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Gia đình ông Giàng Seo Hòa ở thôn Nậm Tang (xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng) là 1 trong 28 hộ thoát nghèo năm 2024. Trong câu chuyện với ông Hòa, chúng tôi được biết, gia đình có 7 người con, nhiều năm cuộc sống chỉ dựa vào cây lúa, cây ngô. Năm 2021, gia đình ông Hòa được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tập huấn kỹ thuật và cấp giống, phân bón trồng cây dứa. Sau 3 năm, đồi dứa rộng khoảng 3 ha của gia đình sinh trưởng tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định, nhờ vậy, cuộc sống ngày càng khấm khá và thoát nghèo thành công.

“Được sự giúp đỡ của Nhà nước, gia đình tôi đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Bây giờ thoát được nghèo rồi, chúng tôi tiếp tục nỗ lực sản xuất để có cuộc sống tốt hơn nữa” - ông Hòa chia sẻ.

283.jpg

Nhận định về kết quả giảm nghèo, ông Nguyễn Thế Trường, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện cho biết, với quyết tâm cao, huyện Bảo Thắng đã có nhiều chuyển biến tích cực về giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn có những khó khăn, vì vậy, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo còn cao.

Ông Nguyễn Thế Trường cho rằng: Nhìn vào các số liệu thống kê có thể thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện thấp nhưng lại tập trung chủ yếu ở hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Một số chính sách, mô hình có mức đầu tư thấp, mang nặng tính trợ cấp, chưa thực sự là đầu tư phát triển nên chưa bảo đảm tính bền vững. Trong khi đó, một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo nên lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sâu sát, quyết liệt, chưa thực sự là chỗ dựa cho người nghèo. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo trên địa bàn chưa có ý thức vươn lên trong cuộc sống; trình độ sản xuất, thâm canh còn hạn chế, chưa chủ động tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế…

282.jpg

Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2025 dưới 2,1%, thời gian tới, Bảo Thắng tiếp tục tạo điều kiện để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; định hướng cho người dân phát triển kinh tế, trong đó tập trung những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng và tập quán canh tác. Huyện cũng đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng mô hình tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp những hộ khá hoặc đã thoát nghèo với hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo bền vững…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không chủ quan với cúm gia cầm

Không chủ quan với cúm gia cầm

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các tỉnh Tuyên Quang, Nghệ An, Tiền Giang và Long An, gây thiệt hại 17.245 con gia cầm. Tại Lào Cai, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch nên đến nay đàn gia cầm vẫn an toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà các địa phương, hộ chăn nuôi chủ quan, lơ là, nhất là trong thời điểm tái đàn sau tết.

Tìm giải pháp ổn định giá gạo ngay những tháng đầu năm

Tìm giải pháp ổn định giá gạo ngay những tháng đầu năm

Trong hai tháng đầu năm, tình hình thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, theo các chuyên gia nguyên nhân của việc giá gạo giảm đó là có sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường thế giới. Trong đó, cung tăng mạnh, cầu có tăng nhưng chưa kịp với tốc độ tăng của nguồn cung dẫn đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Mùa trồng sâm đất trên “mũi đá” Ma Cha Va

Mùa trồng sâm đất trên “mũi đá” Ma Cha Va

Ma Cha Va là tên đỉnh núi cao nhất xã Ngải Thầu cũ, nay là xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau tết Nguyên đán, trên những sườn núi cao, đồng bào Mông hối hả vào vụ trồng sâm đất. Giữa mùa hoa đào nở rộ, mây trắng bồng bềnh, những chàng trai, cô gái dân tộc nhộn nhịp lên nương, hy vọng mùa tới bội thu, no ấm...

Độc đáo chợ lợn trên đất "rồng hoa"

Độc đáo chợ lợn trên đất "rồng hoa"

Chợ phiên Pha Long (Mường Khương) diễn ra vào thứ 7 hằng tuần luôn rực rỡ sắc màu thổ cẩm, nhộn nhịp kẻ bán người mua. Điều làm nên nét đặc sắc, thu hút du khách đến chợ phiên đất "rồng hoa" chính là những khu bán hàng độc đáo của người dân bản địa, như khu bán nông cụ, thổ cẩm, nông sản... và không thể thiếu khu bán lợn giống.

Khi lòng dân đã thuận

Khi lòng dân đã thuận

Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa) đã tích cực triển khai công tác tuyên vận tại địa phương, qua đó khơi dậy sức mạnh của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Thời tiết cực đoan do trái đất nóng lên đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất của người dân, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã đưa nhiều giải pháp, phương pháp canh tác, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thân thiện môi trường, góp phần làm giảm phát thải trong nông nghiệp tác động xấu đến môi trường.

Không để “đất chờ cây”

Không để “đất chờ cây”

Để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của Nhân dân, các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bám sát kế hoạch của chính quyền để gieo ươm số lượng phù hợp, chú trọng chăm sóc đúng kỹ thuật nhằm cung cấp ra thị trường cây giống đảm bảo chất lượng.

Văn Bàn phát động thi đua xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Văn Bàn phát động thi đua xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sáng 19/2, tại xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2025 và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết số của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

fb yt zl tw