Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Không để “đất chờ cây”

Không để “đất chờ cây”

Để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của Nhân dân, các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bám sát kế hoạch của chính quyền để gieo ươm số lượng phù hợp, chú trọng chăm sóc đúng kỹ thuật nhằm cung cấp ra thị trường cây giống đảm bảo chất lượng.

Gắn bó với nghề gieo ươm cây giống lâm nghiệp gần 20 năm, cơ sở sản xuất cây giống của bà Đặng Thị Thắm, xã Sơn Hải (Bảo Thắng) là địa chỉ tin cậy của nhiều hộ dân trong và ngoài huyện mỗi vụ trồng rừng. Được biết, mỗi năm cơ sở này gieo ươm và xuất ra thị trường khoảng 1 - 1,2 triệu cây giống các loại, như quế, thông mã vĩ, mỡ, xoan... Bám sát kế hoạch trồng rừng, cơ sở đã tính toán, gieo ươm, chăm sóc cây giống để đảm bảo xuất bán đúng khung thời vụ.

Theo bà Thắm, để cây giống phát triển và sinh trưởng tốt cần tỉ mỉ từ khâu lựa chọn đất, hạt giống, đến trộn đất đóng bầu, gieo hạt, bón phân và chăm sóc; quá trình ươm chú ý luống phải được bố trí cao ráo, dễ thoát nước, có mái che để tránh mưa, nắng, sương muối... Việc phòng, trừ sâu, bệnh hại cũng cần được chú trọng ngay từ khi cây mới lên mầm và trong suốt thời gian chăm sóc.

Tại huyện Bảo Yên, các vườn ươm đã chủ động nguồn cây giống đáp ứng cho trồng rừng vụ xuân.

Năm nay, vườn ươm cây giống của gia đình anh Hoàng Văn Trưởng, xã Vĩnh Yên ươm 50 vạn cây quế giống, đến thời điểm này, 70% cây giống đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Ông Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bảo Yên cho biết: Đơn vị đã thông tin kế hoạch trồng rừng năm 2025 để các vườn ươm nắm rõ và gieo ươm số lượng, chủng loại cây phù hợp. Đồng thời, tiến hành kiểm tra tất cả vườn ươm trên địa bàn để đảm bảo nguồn gốc cây giống và chất lượng cây giống cung ứng trồng rừng; chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân, đảm bảo cây trồng đạt tỷ lệ sống cao.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành nên những năm gần đây, nguồn giống cây lâm nghiệp khá dồi dào, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân; không còn tình trạng “đất chờ cây”, cơ cấu giống cũng đa dạng, phục vụ nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân.

Toàn tỉnh hiện có 117 cơ sở và hộ sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, mỗi năm sản xuất hơn 50 triệu cây giống. Số lượng trên không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn xuất bán sang các tỉnh lân cận.

Tính đến giữa tháng 2/2025, các vườn ươm trên địa bàn đã gieo ươm được khoảng 30 triệu cây giống (quế, keo, mỡ, xoan, lát, thông mã vĩ, trẩu, gáo...), trong đó có hơn 20 triệu cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, đáp ứng trồng cây phân tán và rừng vụ xuân.

Để đảm bảo chất lượng cây giống trồng rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ các lô giống, đồng thời cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân, cơ sở sản xuất cây giống kỹ thuật đóng bầu, chăm sóc và phổ biến tiêu chuẩn cây xuất vườn.

Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng rừng trồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh khuyến cáo người dân nên chọn mua cây giống ở các cơ sở uy tín, không mua cây giống không có nguồn gốc trên thị trường, tránh thiệt hại về kinh tế; chú trọng chăm sóc, thâm canh rừng để nâng cao năng suất, chất lượng gỗ, hướng tới phục vụ thị trường xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

7-5143.png

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw