Bảo Thắng phát triển kinh tế rừng

Trong điều kiện dư địa mở rộng diện tích trồng rừng không còn nhiều, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng trồng được huyện Bảo Thắng quan tâm với nhiều giải pháp.

3.jpg

Bắt đầu trồng rừng từ năm 1998 nhưng gia đình ông Trần Văn Thành (xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng) chủ yếu trồng và thu gỗ non bán cho các cơ sở sản xuất ván bóc, giá trị kinh tế thấp. Sau khi được cán bộ tuyên truyền chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, ông Thành quyết định chuyển đổi sang trồng quế. Nhờ vậy, gia đình ông Thành từ một hộ nghèo trở thành hộ khá với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Nguồn thu từ rừng được ông dùng để xây nhà khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạt và ô tô phục vụ sản xuất. Gia đình ông Thành hiện có hơn 10 ha rừng, chủ yếu là quế.

Gia đình ông Trần Quốc Bình ở xã Sơn Hà là hộ tiêu biểu trong đầu tư trồng rừng thâm canh của huyện Bảo Thắng với tổng diện tích hơn 40 ha quế. Trước đây, gia đình ông Bình cũng như nhiều hộ dân trong xã trồng rừng theo kiểu “nhờ trời” - chỉ trồng xuống đất rồi chờ thu hoạch, không bón phân, ít chăm sóc. Do đó, tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng không đồng đều, chu kỳ khai thác kéo dài và năng suất rừng không cao. Sau khi có dịp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rừng ở huyện Bắc Hà (Lào Cai), huyện Văn Yên (Yên Bái) cùng với tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông đã thay đổi tư duy trồng rừng. Ông chuyển từ trồng quảng canh sang trồng thâm canh với sự đầu tư bài bản về giống, phân bón, chăm sóc.

4.jpg

Ông Bình cho biết: Điều đầu tiên là phải chọn cây giống tốt. Đầu tư trồng rừng thâm canh có chi phí trong 5 năm khoảng 10 - 15 triệu đồng/ha (còn trồng rừng quảng canh khoảng 2 - 3 triệu đồng/ha) nhưng lợi nhuận gấp 1,5 lần so với trồng rừng quảng canh. Nếu người trồng rừng nghĩ đến lợi ích lâu dài thì phải đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh.

Huyện Bảo Thắng hiện có hơn 30.000 ha rừng sản xuất, trong đó có 25.000 ha rừng trồng. Trung bình mỗi năm người dân trên địa bàn huyện khai thác hơn 24.000 m3 gỗ tròn, giá trị lâm sản ước đạt hơn 36 tỷ đồng/năm. Nghề rừng đã tạo việc làm ổn định cho gần 9.000 lao động tại địa phương.

Để có được những kết quả trong phát triển lâm nghiệp, huyện Bảo Thắng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Trong đó, chú trọng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, phát triển giống cây chất lượng cao, khuyến khích các cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống. Trên địa bàn hiện có 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp với quy mô 14,3 ha, công suất khoảng 15,3 triệu cây giống/năm, cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trong và ngoài huyện.

2.jpg

Song song với đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút đầu tư chế biến lâm sản. Hiện huyện có 54 cơ sở chế biến ván bóc; 47 cơ sở chế biến đồ mộc gia dụng, đồ mộc nội thất; 2 cơ sở sản xuất ván ép, gỗ ghép thanh; 4 cơ sở chế biến tinh dầu quế với công suất 40.000 tấn nguyên liệu/năm.

Huyện Bảo Thắng đang tích cực chuyển đổi diện tích rừng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có thu nhập cao. Với rừng lấy gỗ, thực hiện chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủ công mỹ nghệ. Về cây quế có khoảng 8.000 ha, phấn đấu đến năm 2025 nâng lên 10.000 ha.

5.jpg

Song song với đó, huyện quy hoạch giảm dần số lượng cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ, tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà máy chế biến lâm sản quy mô lớn với công nghệ hiện đại. Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phấn đấu đến năm 2025 hơn 70% sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ qua chế biến trước khi xuất bán ra thị trường, hơn 30% sản phẩm quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ; thành lập các tổ, nhóm trồng rừng và hướng tới thành lập hợp tác xã lâm nghiệp…

Những giải pháp trên của Bảo Thắng hướng đến mục tiêu nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 35 triệu đồng/ha năm 2022 lên 40 triệu đồng/ha vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw