Bảo Thắng: Khơi nguồn cho “tam nông” đổi mới

Trong mọi thời điểm, Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 3 thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bảo Thắng “miền quê đáng sống”

Sau hơn 1 năm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, hiện, diện mạo nông thôn của Bảo Thắng ngày càng khởi sắc, đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng nâng cao. Xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm, huyện Bảo Thắng đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp thông qua các Nghị quyết chuyên đề, đề án như: Nghị quyết về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Đề án về phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung...

Đến nay, huyện đã phát triển được 6 sản phẩm hàng hóa đặc trưng (Bưởi Múc, Na Xuân Quang, Quế, Cá chép lai, Gà vườn đồi, Đào cảnh Xuân Quang); thu hút Công ty quế hồi Việt Nam, Hợp tác xã Tâm Hợi, Công ty An Bình... đầu tư các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp. Trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về số sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên với 30 sản phẩm, trong đó, có 1 sản phẩm đạt 4 sao. Đáng chú ý là toàn huyện hiện có 20/30 sản phẩm đều được lên sàn thương mại điện tử. Đây là bước đột phá của ngành nông nghiệp, giúp giá trị hàng hóa của các hợp tác xã và các hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện được nâng lên, góp phần cải thiện cuộc sống cho người nông dân.

Đặc biệt, huyện Bảo Thắng đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tính riêng từ năm 2022 đến nay, toàn huyện đã vận động Nhân dân hiến hàng trăm nghìn m2 đất, mở rộng gần 170 km đường giao thông nông thôn từ 3m lên 7m; dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom hàng nghìn tấn rác thải; trồng trên 359 km đường hoa; làm hơn 446 km đường điện thắp sáng... Huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới với 81/188 thôn đạt thôn kiểu mẫu, 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Bảo Thắng dẫn đầu toàn tỉnh về số sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên với 30 sản phẩm.

Bên cạnh đó, cái được rõ nét nhất trong “tam nông” chính là đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, cơ cấu nông nghiệp của huyện chuyển dịch rõ nét, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó là sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện chính sách, bố trí nguồn lực phù hợp, lựa trọng nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh các phong trào thi đua… trong thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW “tam nông” giúp huyện Bảo Thắng đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông thôn. Hạ tầng giao thông phát triển với 100% số xã có đường bê tông, đường nhựa tới trung tâm xã; 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Sản xuất nông lâm nghiệp giữ đà tăng trưởng ổn định, vùng sản xuất hàng hóa được mở rộng... Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 106 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 64,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,37%; tỷ lệ hộ khá giàu gần 45%...

Có thể thấy, qua hơn 1 năm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW “tam nông”, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Thắng ngày càng khởi sắc, đời sống Nhân dân được nâng lên, từng bước hình thành nên những “miền quê đáng sống”.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw