Báo Indonesia đưa tin đậm nét về bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội

Hãng thông tấn chính thức Antara đưa tin Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc Indonesia là nước ASEAN đi đầu trong tìm kiếm các giải pháp hòa bình, vì hòa bình và hợp tác.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Truyền thông Indonesia đưa tin đậm nét về bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Đối thoại Chính sách với chủ đề “Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia gắn kết bền chặt, cùng nhau phấn đấu vì một châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương năng động, bao trùm hòa bình, hợp tác và phát triển.”

Hãng thông tấn chính thức Antara cho biết phát biểu tại sự kiện do Cộng đồng Chính sách Đối ngoại Indonesia (FPCI) tổ chức ngày 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc Indonesia là nước ASEAN đi đầu trong tìm kiếm các giải pháp hòa bình, vì hòa bình và hợp tác.

Antara dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sự tương đồng văn hóa, tư tưởng lập quốc, sự cận kề địa lý và những liên hệ lịch sử gần gũi, cùng những điểm đồng khát vọng về hòa bình là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc Việt Nam và Indonesia, mang lại những giá trị vượt thời gian.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Indonesia là đất nước của những tư tưởng mạnh mẽ vượt tầm khu vực, trong đó tư tưởng về độc lập, tự chủ, tự cường, không liên kết là triết lý đối ngoại của Indonesia và được nhiều quốc gia chia sẻ.

Khẳng định Indonesia và Việt Nam chia sẻ mối quan hệ văn hóa sâu sắc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại từ thế kỷ thứ 7, hai nước đã có sự giao lưu và kết nối về văn hóa, thương mại, ngôn ngữ và cả nhân chủng học giữa các vương quốc cổ đại Việt Nam và Indonesia, đồng thời lưu ý hai nước cùng chia sẻ nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời, bên cạnh những đặc điểm kiến trúc tương đồng.

Theo Antara, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh Indonesia là người bạn tình nghĩa cũng như láng giềng tốt, luôn đồng hành cùng Việt Nam. Indonesia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1955. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno chia sẻ tầm nhìn về thế giới hòa bình và phát triển.

10 nguyên tắc của Hội nghị Bandung năm 1955 - như cùng chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền - cũng cần được sử dụng như kim chỉ nam quan trọng cho hai nước trong việc thiết lập hợp tác và vượt qua các thách thức chung.

Trong bài viết “Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ca ngợi quan hệ lâu đời với Indonesia, khuyến khích hợp tác đa lĩnh vực trong thế kỷ 21,” tờ Republik Merdeka (Cộng hòa Độc lập) nhắc lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, theo đó, trên cơ sở sự gần gũi về địa lý và lịch sử, Indonesia và Việt Nam cần tiếp tục phấn đấu vì nguyện vọng chung nhằm kiến tạo hòa bình và ổn định ở khu vực, nhất là trong thế kỷ 21 vốn được coi là thời kỳ quan trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.

Theo Republik Merdeka, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập an ninh và thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, phù hợp với tư tưởng của Indonesia là tiếp tục tìm kiếm các giải pháp hòa bình.

Nhằm đạt được mục tiêu này và trong nỗ lực tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khuyến khích hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Indonesia như kết nối về chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, văn hóa-xã hội và giao lưu nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: “Hợp tác đa ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương và mang lại an ninh, thịnh vượng cho khu vực. Hai nước cần đoàn kết để đạt được các mục tiêu chung trong thời đại ngày nay."

Republik Merdeka dẫn lời Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng hai nước cần đề cao ứng xử phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Theo ông, 10 nguyên tắc của Hội nghị Bandung năm 1955 - như cùng chung sống hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền - cũng cần được sử dụng như kim chỉ nam quan trọng cho hai nước trong việc thiết lập hợp tác và vượt qua các thách thức chung. Bằng cách thực hiện những nguyên tắc này, ông hy vọng rằng Indonesia và Việt Nam có thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương ngày càng mạnh mẽ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Diễn đàn Chính sách Đối ngoại. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Diễn đàn Chính sách Đối ngoại. (Ảnh: TTXVN)

Trong khi đó, tờ Pikiran Rakyat (Tư tưởng Nhân dân) và tờ Indoraya (Indonesia Vĩ đại) trích lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò của Indonesia - với tư cách là quốc gia hàng đầu ASEAN có khả năng tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác giữa các nước - và kêu gọi các nước ASEAN nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw