Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.

Tình trạng người bệnh suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu tiếp tục có xu hướng tăng là hồi chuông báo động tới tất cả mọi người. Thông tin được các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo nhân Ngày Thận học thế giới (14/3).

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Vũ, Phó Trưởng Khoa Nội thận, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trung bình mỗi ngày, Khoa Nội thận của Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho trên 100 người bệnh nội trú và khám cho từ 300 - 400 bệnh nhân ngoại trú. Trong số đó, có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, cá biệt có những bệnh nhân mới chỉ 16 tuổi. "Bệnh suy thận đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây, chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng và cần có những nghiên cứu chính xác nhằm tìm ra nguyên nhân để có cảnh báo cần thiết", bác sĩ Vũ nhận định.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh cũng lo ngại về nguy cơ trẻ hóa bệnh nhân mắc bệnh thận. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Bách, hiện nay tại Việt Nam có hai mối lo lớn, đó là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp chuyển sang suy thận và người trẻ bị suy thận. Trong đó, trẻ hóa độ tuổi suy thận là vấn đề đáng báo động. Mặc dù là bệnh viện dành cho người lớn tuổi nhưng những năm gần đây số lượng người trẻ bị suy thận đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất có sự gia tăng. Hiện tỷ lệ người bệnh trẻ (dưới 40 tuổi) đang điều trị tại đây chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Nguyễn Bách, tỷ lệ này ở các bệnh viện khác cao hơn, có khi lên đến 60%.

Theo các bác sĩ, một số nghiên cứu đã ghi nhận việc ăn nhiều protein, nhiều dầu mỡ, thức khuya có mối liên quan đến suy giảm chức năng thận. Lối sống không lành mạnh như ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, ăn uống thừa năng lượng, lạm dụng chất kích thích, hút thuốc lá, ít vận động… của người trẻ là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng trẻ hóa bệnh lý suy thận. Ngoài ra, thói quen tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng bừa bãi cũng là nguyên nhân dẫn đến người suy thận ngày càng trẻ hóa.

Bệnh thận có diễn tiến âm thầm nên người bệnh khó phát hiện bệnh sớm, nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tức giai đoạn cuối của suy thận mạn, bắt buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Điều này gây ra gánh nặng lớn trong điều trị và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội khác. "Hiện nay y học đã tiến bộ, có nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý về thận, do đó, nếu như được phát hiện sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với bệnh thận một cách khỏe mạnh, hạn chế bệnh chuyển qua giai đoạn muộn, giảm nguy cơ chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận", Phó Giáo sư Nguyễn Bách thông tin.

Theo các bác sĩ, bệnh thận có thể được phát hiện sớm bằng các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận. Do đó, bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục, uống nhiều nước, có chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa đạm động vật và đạm thực vật, người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình bằng cách thường xuyên quan sát nước tiểu.Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như nước tiểu đục, sủi bọt, nước tiểu ngả màu khác thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thận.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, trong thời gian tới, Bệnh viện Thống Nhất sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương và doanh nghiệp tổ chức Chương trình khám tầm soát miễn phí bệnh thận cho người dân tại các cụm dân cư và công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp. Dự kiến, Chương trình sẽ khám tầm soát miễn phí cho khoảng 10.000 người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với kháng thuốc gia tăng

Kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu, do đó cần phải hành động liên ngành khẩn cấp để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng...

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Hội thảo hưởng ứng ngày Thế giới vì trẻ sinh non

Sáng 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh tổ chức Hội thảo hưởng ứng “Ngày thế giới vì trẻ sinh non” tỉnh Lào Cai năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sinh non.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Điểm tựa chăm sóc sức khỏe người dân vùng cao Bắc Hà

Với sự giúp đỡ về chuyên môn của bệnh viện tuyến Trung ương và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, trở thành điểm tựa vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân Bắc Hà. 

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nỗ lực vì môi trường không khói thuốc

Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, những năm qua, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

fbytzltw