Báo động thiếu gạo toàn cầu năm 2023

Một thống kê mới cho thấy sản lượng gạo năm 2023 có thể được ghi nhận với mức thiếu hụt lớn nhất trong 20 năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Báo động thiếu gạo toàn cầu năm 2023 ảnh 1

Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan.

Phân tích của Ngân hàng Fitch Solutions - một tổ chức xếp hạng thống kê lớn của Mỹ - cho thấy nguồn cung gạo toàn cầu đang cực kỳ căng thẳng do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như việc thời tiết hủy hoại mùa màng ở các nền kinh tế sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới.

Sản lượng gạo đang giảm ở khắp nơi từ Trung Quốc, Pakistan đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), tạo gánh nặng về giá cho hơn 3,5 tỉ người tiêu thụ trên toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng lớn nhất vì là nơi tiêu thụ 90% lượng gạo của thế giới.

Ông Charles Hart, chuyên gia phân tích hàng hóa của Fitch Solutions, cho biết ở cấp độ toàn cầu, tác động rõ nhất của việc thiếu hụt gạo là giá gạo đang ở mức cao nhất 10 năm qua và được dự doán sẽ ở quanh mức này cho đến năm 2024. Theo báo cáo của Fitch Solutions, giá gạo trung bình ở mức 17,3 USD/cwt (1cwt gần bằng 50 kg) trong năm nay tính đến hiện tại, và phải đến năm 2024 mới giảm xuống 14,50 USD/cwt.

Báo cáo này dự đoán thị trường gạo toàn cầu sẽ thiếu hụt 8,7 triệu tấn trong niên vụ 2022 -2023, mức cao nhất kể từ niên vụ 2003 -2004, khi lượng thiếu hụt ở mức 18,6 triệu tấn.

"Do gạo là mặt hàng lương thực chính trên nhiều thị trường ở châu Á, giá gạo là yếu tố chính quyết định đến lạm phát lương thực và an ninh lương thực" - nhà phân tích hàng hóa Chales Hart của Fitch Solutions nhấn mạnh.

Trong nửa cuối năm ngoái, nhiều vùng nông nghiệp ở quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới là Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và mưa lớn vào mùa hè, trong đó trung tâm sản xuất lúa gạo lớn là Quảng Tây - Quảng Đông hứng chịu lượng mưa tích lũy cao thứ 2 trong ít nhất 20 năm.

Trong khi đó, nhiều nơi khác của Trung Quốc lại hứng chịu cái nóng kèm hạn hán khốc liệt, cũng gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Tương tự, lũ lụt nghiêm trọng đã lấy đi 31% sản lượng lúa gạo của Pakistan, mà theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tác động còn tồi tệ hơn dự đoán ban đầu.

Một dự báo u ám đang phủ bóng năm 2023, khi nhiều cơ quan thời tiết hàng đầu của Mỹ, Australia dự báo chu kỳ khí hậu El Nino - Dao động phương Nam (ENSO) sẽ chuyển từ "pha lạnh" La Nina của 3 năm qua sang "pha nóng" El Nino trong năm nay.

Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương nhất và có khả năng mất mùa cao nhất trong thời gian xảy ra hiện tượng El Nino. Hiện Trung Quốc đang trải qua đợt hạn hán có thể là khốc liệt nhất trong 2 thập kỷ ở nhiều vùng trồng lúa.

Ngoài các thách thức nói trên, gạo cũng thiếu hụt vì nhu cầu tăng cao, trong bối cảnh trở thành nguồn thay thế hấp dẫn cho các loại ngũ cốc bị thiếu hụt và tăng giá mạnh do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nhiều quốc gia châu Âu cũng đang đứng trước nguy cơ.

Giá gạo tăng

Trong khi đó, ông Oscar Tjakra, nhà phân tích cao cấp tại ngân hàng lương thực và nông nghiệp toàn cầu Rabobank, cho rằng tình trạng thiếu hụt này sẽ đẩy chi phí nhập khẩu gạo tăng cao, ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu gạo lớn, trong đó có Indonesia, Philippines, Malaysia và các nước châu Phi trong năm 2023.

Nhà phân tích cấp cao tại Gro Intelligence, bà Kelly Goughary cho rằng thiếu hụt gạo toàn cầu cùng với giá cả leo thang sẽ khiến nhiều quốc gia phải giảm dự trữ trong nước và các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các nước đang phải chịu lạm phát giá lương thực trong nước cao như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và một số nước châu Phi.

Tuy nhiên, Fitch Solutions dự báo thị trường gạo toàn cầu sẽ trở lại "trạng thái gần như cân bằng trong niên vụ 2023 - 2024". Điều này có thể giúp giá gạo kỳ hạn hàng năm giảm xuống mức thấp của năm 2022, song vẫn cao hơn 30% so với mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát (từ năm 2014 - 2019).

Fitch Solutions cho rằng thị trường gạo sẽ sớm trở lại trạng thái dư thừa trong niên vụ 2024 - 2025 và nguồn cung tiếp tục nới lỏng trong trung hạn, qua đó đưa giá gạo giảm khoảng 10% xuống còn 15,5 USD/cwt trong năm 2024. Ấn Độ sẽ là "động lực chính" thúc đẩy sản lượng gạo toàn cầu trong hơn 5 năm tới. Dù vậy, sản xuất lúa gạo sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Theo WHO, nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, bao gồm say nắng và tăng thân nhiệt; làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tác động tiêu cực đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

fb yt zl tw