Bảo đảm an ninh thông tin trong chuyển đổi số

Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ của internet, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam đã tạo nên sự thay đổi đồng bộ về nhận thức và hành vi của cả cộng đồng. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số đem lại cho xã hội hiện đại, tuy nhiên nguy cơ mất an ninh thông tin cũng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi công tác bảo đảm an ninh thông tin trong quá trình chuyển đổi số cần được đặc biệt chú trọng.

cyber-secutiry-9924.jpg

Chuyển đổi số là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm tạo sự liên thông, kết nối liền mạch các dữ liệu và giúp khai thác dữ liệu dễ dàng, có tính thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi quốc gia và từng địa phương. Tại Việt Nam, ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QÐ-TTg phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu; đó là cơ sở quan trọng để Việt Nam sẽ trở thành "quốc gia số, ổn định và thịnh vượng...".

Tuy nhiên, gắn liền với chuyển đổi số là yêu cầu về an ninh thông tin để quản trị rủi ro an toàn thông tin mạng, quản trị rủi ro an toàn số.

Thực tế cho thấy, vấn đề an ninh thông tin đang được đặt ra tại mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh thông tin luôn được khẳng định là nhiệm vụ cấp thiết trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, trước tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, những yêu cầu về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng đã được đặt ra. Ngày 12/6/2018, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng, trong đó xác định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái; đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí; h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia (Khoản 2, Ðiều 10).

Trên thực tế, những năm gần đây, hệ thống thông tin ở Việt Nam luôn được tập trung phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội, phục vụ đắc lực các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Ðảng và Nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho đất nước. Việt Nam đang đẩy mạnh các chương trình, chiến lược chuyển đổi số. Trên nền tảng số quốc gia là một khối lượng dữ liệu khổng lồ và hết sức quan trọng như thông tin cá nhân người dùng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống tài liệu nội bộ của cơ quan Nhà nước...; góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Tuy nhiên, thực tế chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức bởi lẽ khi toàn bộ hoạt động của con người được chuyển lên môi trường mạng thì chỉ cần một sự cố an ninh thông tin nghiêm trọng có thể làm cản trở chương trình chuyển đổi số của cả một ngành, một địa phương hay một doanh nghiệp cũng như đe dọa gây ra hậu quả khó lường.

Ở Việt Nam, trung bình mỗi người hoạt động trực tuyến khoảng 7 - 8 tiếng. Thời gian này càng gia tăng thì nguy cơ mất an ninh thông tin mạng lại càng cao hơn. Nhất là trong bối cảnh tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đối với an ninh con người, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh thông tin dù đã được chú trọng tuy nhiên có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng chủ quan, chưa quan tâm đúng mức, còn nhiều thiếu sót, sơ hở, rất dễ để các đối tượng cơ hội lợi dụng gây nguy cơ mất an ninh thông tin, lộ, lọt bí mật nhà nước. Một số cơ quan, đơn vị, ban, ngành nắm giữ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhưng kỹ năng, ý thức bảo vệ bí mật, an ninh thông tin của một số phòng, ban, cá nhân còn hạn chế. Cả nước hiện nay có 3.078 hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong đó, mới chỉ 1.846 (60%) hệ thống được xác định cấp độ an toàn, 201 (6,5%) hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn theo cấp độ. Chưa kể, sự tụt hậu về công nghệ, sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, nhất là phần mềm hệ thống, dịch vụ mạng xã hội… tại một số nơi cũng đáng báo động nguy cơ mất chủ quyền nội dung số, tài nguyên thông tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và của quốc gia.

Trong khi đó, từ bên ngoài, các nhóm tin tặc, tổ chức tội phạm không ngừng thực hiện các chiến dịch tấn công mạng tự phát, đơn lẻ và quy mô lớn nhằm vào hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu của các quốc gia. Thực tế này đang tiềm ẩn không ít nguy cơ đe dọa gây tê liệt, gián đoạn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý kinh tế - xã hội của các cơ quan Nhà nước. Các thế lực thù địch, phản động cũng tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp mạng, khủng bố mạng, kêu gọi tài trợ khủng bố, tội phạm mạng, tán phát tin giả, tin xấu, độc hại, lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Ðảng nhằm tác động chính trị nội bộ, can thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam.

Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), giai đoạn 2010 - 2021, các thế lực thù địch, phần tử xấu đã, đang sử dụng 8.784 web, blog có tên miền nước ngoài; 381 web, blog có tên miền trong nước thường xuyên đăng tải thông tin xấu, độc chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam.

Các cơ quan chức năng đã phát hiện 279 vụ sử dụng internet xâm phạm an ninh quốc gia, đấu tranh với hơn 200 đối tượng; xử lý 140 đối tượng. Ðáng chú ý, trong đó có 219 vụ kích động biểu tình trên không gian mạng; 138 hội, nhóm trá hình hoạt động trên không gian mạng; 45.498 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có tên miền ".vn" bị tấn công, trong đó có 2.113 lượt tấn công các cổng thông tin, trang tin điện tử của cơ quan Ðảng, Nhà nước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng...

Bảo đảm an ninh thông tin trong quá trình chuyển đổi số không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân vì đó cũng là cách để chúng ta tự bảo vệ lợi ích của chính mình.

Ðể làm tốt nhiệm vụ này, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các nguy cơ, yếu tố đe dọa, gây mất an ninh thông tin; nâng cao ý thức cho mỗi tổ chức, cá nhân trong sử dụng các dịch vụ thông tin, nhất là những dịch vụ do nước ngoài cung cấp, có năng lực nắm bắt các thủ đoạn tấn công mạng và cách thức xử lý như bị cài, gắn vào máy tính cá nhân, bị lấy tài khoản và mật khẩu; bị đánh cắp dữ liệu cá nhân; bị tấn công bằng mã độc… Người dùng cần nghiên cứu kỹ trước khi like và share các thông tin, bài viết, đường link, nếu có nghi ngờ phải kiểm tra lộ, lọt thông tin cá nhân qua Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam, tạo khả năng tự vệ, "miễn dịch" trước thông tin giả, xấu, độc hại.

Nhà nước cần xây dựng kế hoạch có tầm chiến lược về nội dung nhận diện các nguy cơ, thách thức gây mất an ninh thông tin và trách nhiệm, nghĩa vụ trong bảo đảm an ninh thông tin vào hệ thống giáo dục quốc dân để bảo đảm toàn dân đều am hiểu, nắm bắt được yêu cầu bảo đảm an ninh thông tin thời kỳ chuyển đổi số; tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin, tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm sự an toàn, tin cậy trong quá trình chuyển đổi số, quản lý hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam...

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 12/5, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương.

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai đang tích cực triển khai chuyển đổi hợp đồng dịch vụ cấp nước từ bản giấy sang hợp đồng điện tử - tiến trình quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số Thành phố (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của thành phố, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng mạnh trên mọi lĩnh vực, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - nơi được mệnh danh là “kho báu sinh học” của vùng Tây Bắc cũng bắt nhịp với xu thế. Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw