Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Sáng 12/7, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
baolaocai_1.JPG
Quang cảnh hội nghị.

Các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đồng chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các đồng chí Thường trực HĐND, UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh.

Sáu tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực của tỉnh đạt 3.483 tỷ đồng, đạt 68,3% so với kế hoạch giao (5.100 tỷ đồng); một số cây trồng tiếp tục duy trì sản lượng ở mức cao như: chè 20.600 tấn (bằng 105% so với cùng kỳ và đạt 50,5% so với kế hoạch), chuối 30.860 tấn (đạt 83% so với kế hoạch), quế đạt trên 57.000 ha (vượt kế hoạch đề ra); tổng đàn lợn đạt 435.700 con (đạt 87,1% kế hoạch). Kinh tế đồi rừng đạt kết quả tốt, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến lâm sản ước đạt 90.000 ha (đạt 95% kế hoạch).

baolaocai_5.JPG
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về sản xuất nông nghiệp hàng hóa 6 tháng đầu năm.

Các địa phương đã chuyển đổi được 445,8 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chủ lực, tiềm năng; thu hút thêm 26 dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, tiến độ trồng mới đối với một số cây trồng chủ lực còn chậm (cây chè mới đạt 17,8% kế hoạch, cây chuối đạt 29,6%), nguyên nhân do ảnh hưởng của nắng, nóng, khô hạn kéo dài trong 6 tháng đầu năm; một số cây trồng bị nhiễm bệnh hại như: Bệnh vàng lá panama trên cây chuối, nấm gây hại trên cây quế. Công tác chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, áp dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra chậm, chưa tạo bước đột phá. Diện tích chè theo tiêu chuẩn chất lượng chưa nhiều, công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, phong phú.

baolaicai_4.jpg
Đại diện các địa phương phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, địa phương đã thảo luận, làm rõ một số khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mở rộng diện tích các cây trồng chủ lực, cây trồng tiềm năng; vấn đề thị trường, tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến… đối với các ngành hàng chủ lực.

Các đại biểu cũng nêu một số kiến nghị, đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

baolaocai_3.JPG
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Các cấp, ngành cần tích cực vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp. Cần làm rõ năng lực của nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên hỗ trợ hết mức cho các nhà đầu tư có năng lực, làm thật.

baolaocai_10.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang phát biểu tại hội nghị.

Theo đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, các ngành và các địa phương cần quan tâm, ưu tiên quy hoạch vùng nguyên liệu, khu công nghiệp, nhà máy, chủ động điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Cần nghiên cứu đẩy mạnh hợp tác công, tư trong phát triển nông nghiệp hàng hóa; chú trọng đào tạo nghề cho nông dân để bắt kịp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng: Cần quan tâm triển khai các chính sách đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa và các Chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng đến các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp (thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp); cần thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; các địa phương xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho từng ngành hàng chủ lực, xây dựng sản phẩm chủ lực để tạo dựng thương hiệu.

baolaocai_11.jpg
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh nhấn mạnh: Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã góp phần đạt nhiều kết quả theo yêu cầu kế hoạch đặt ra, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao, bước đầu thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Thời gian tới các cấp, ngành, địa phương tiếp tục quyết tâm, quyết liệt, kiên định, tập trung các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa theo định hướng đã đề ra.

baolaocai_0.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh kết luận hội nghị.

Theo đó, cần khẩn trương ban hành chiến lược phát triển cho từng loại cây trồng chủ lực, bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là chế biến dược liệu, chế biến chè chất lượng cao, chế biến các sản phẩm từ rừng trồng.

Các ngành và các địa phương cần nghiên cứu, tham mưu ban hành bộ tiêu chuẩn cho từng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của tỉnh phù hợp với từng thị trường xuất khẩu; định hướng, khuyến khích người dân thực hiện, bảo đảm đúng quy chuẩn sản phẩm xuất khẩu, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Các địa phương đẩy mạnh rà soát, đăng ký các sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu cấp huyện. Ngành nông nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kế hoạch, đề án, khung chiến lược phát triển đối với từng loại cây trồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw