Ban Chỉ đạo 354 Trung ương làm việc với huyện Si Ma Cai

Chiều 20/6, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo 354 Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Si Ma Cai.

Dự buổi làm việc có đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Đoàn khảo sát; đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện; lãnh đạo đại diện các Ban xây dựng Đảng Huyện ủy, các phòng chuyên môn UBND huyện.

7159.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Huyện Si Ma Cai có 15 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 96%, riêng dân tộc Mông chiếm hơn 81%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân luôn đoàn kết, thống nhất trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện; quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc; kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

7167.jpg
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Si Ma Cai Lý Xuân Thành báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện.

Huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nhân dân nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ giữa các đồng bào dân tộc với cấp ủy, chính quyền, làm suy giảm sức mạnh, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy vai trò của dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng, nắm chắc tình hình dân tộc, tôn giáo, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

Các chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo được triển khai đầy đủ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân; vận động Nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

7209.jpg
Đại biểu tham dự buổi làm việc.

Công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số; phát huy vai trò cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số được quan tâm chỉ đạo.

Hiện cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý là người dân tộc thiểu số có 71/136 đồng chí; cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là người dân tộc thiểu số có 3/13 đồng chí; có 1.730/2.457 đảng viên toàn huyện là người dân tộc thiểu số.

7176.jpg
7179.jpg
7214.jpg
7188.jpg
7198.jpg
7205.jpg
Thành viên Đoàn khảo sát và lãnh đạo đại diện các phòng, ban chuyên môn huyện Si Ma Cai phát biểu trao đổi ý kiến.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi làm rõ thêm một số vấn đề phát sinh trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương; vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa; kết quả công tác cải tạo hủ tục trên địa bàn…

7221.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang cho rằng, thông qua hoạt động của đoàn khảo sát cũng là dịp để địa phương thấy rõ những ưu điểm để phát huy, những mặt còn hạn chế để có giải pháp khắc phục, nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác dân tộc, tôn giáo thời gian tới.

7229.jpg
Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng đoàn khảo sát đánh giá cao việc triển khai công tác dân tộc, tôn giáo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Những cách làm hay, những kiến nghị cụ thể cùng một số bất cập về chính sách liên quan sẽ được đoàn công tác tiếp thu trong quá trình xây dựng báo cáo, kiến nghị điều chỉnh để phát huy hiệu quả công tác dân vận, nhất là trong vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw