“Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

LCĐT - Mưa lũ miền Trung khiến những người con xa quê lên vùng cao lập nghiệp như chị Định Thị Kim Nhung, cấp dưỡng Trường Mầm non thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) đau đáu nỗi lo cho người thân, thương cho vùng quê nghèo chìm trong mênh mông nước lũ.

Cách đây 5 năm, gia đình chị Đinh Thị Kim Nhung dắt díu nhau từ vùng quê Quảng Trạch, Quảng Bình lên lập nghiệp ở vùng cao Mường Khương. Cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nên số lần chị về quê thăm cha mẹ già càng ít.  Chị không thể nào quên cảm xúc hốt hoảng, nghẹn ngào khi đọc được thông tin về mưa lũ. Hơn 6 giờ ngày 19/10, chị vội vàng gọi điện về cho mẹ, giọng thất thanh: “Ba, mạ có răng không? Nước lũ lên cao thế ba, mạ có răng không???”. Nghe tiếng mẹ run rẩy lẫn trong tiếng mưa rơi, sóng nước, chị bật khóc. Nước ngập trắng ruộng đồng, lên cao bất chợt, bố mẹ đã gần 70 tuổi, chỉ vội vàng lên được gác xép để trú ngụ. Đấng sinh thành của chị run rẩy trong căn nhà cũ đã gắn bó hơn 30 năm, giữa mênh mông nước. Mẹ chị bảo rằng: “Nước thế ni không biết nhà có trụ được răng, con ơi…”. Cơ nghiệp của bố mẹ chị là đàn gà, đàn vịt cũng đã bị lũ cuốn trôi, đồ đạc trong nhà cũng theo dòng nước lũ, tất cả những gì bố mẹ chị ky cóp cả cuộc đời không còn gì hết. Gia cảnh đã nghèo nay rơi vào khốn đốn. Chị Nhung chẳng dám gọi nhiều cho bố mẹ, sợ điện thoại hết pin, bố mẹ chị khi cần giúp đỡ không có gì liên lạc. Nhà có 3 anh chị em đều lập gia đình xa nhà hàng trăm cây số, nên chẳng thể giúp đỡ được bố mẹ lúc này. Chị vội vàng gọi điện cho người thân của chồng cầu cứu.

Chị Nhung nghẹn ngào: Nước ngập 3 ngày, bố mẹ được anh trai của chồng tôi gần đó bơi thuyền sang hỗ trợ đồ ăn là một gói lương khô và hộp mỳ tôm. Xa nhà, cuộc sống nghèo khó, chồng đi làm xa, chỉ có tôi cùng hai đứa con nhỏ dại ở nhà, tôi không thể về thăm bố mẹ…

Chị Nhung nhận ủng hộ từ Trường Mầm non thị trấn Mường Khương.
Chị Nhung nhận ủng hộ từ Trường Mầm non thị trấn Mường Khương.

Chị Nhung quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), nơi thường xuyên phải hứng chịu bão lũ. Trong tâm trí của chị, một lần lũ lên cao nhất là hơn 1 mét, chị cũng chỉ kịp đỡ bố mẹ lên tra (gác xép) để trú. Chị Nhung nói trong nước mắt: Nước lũ đáng sợ lắm, nhanh lắm, lũ đến, chạy được người là may mắn lắm rồi và chỉ biết trơ mắt nhìn dòng nước cuốn đi tài sản, cầu trời cho nước lũ đừng lên cao quá, không thì mạng sống cũng chẳng còn. Dân quê tôi khổ lắm, làm ăn ky cóp cả năm mua được đồ mới như ti vi, tủ lạnh mà lũ về thì lại trôi hết. Vì lẽ đó, nhiều người con ở Quảng Trạch đã phải dằn lòng, bỏ xứ đi làm ăn xa như chị, chỉ còn bố mẹ già ở nhà.

Chẳng ai ở quê chị Nhung nghĩ rằng đợt lũ này lại khủng khiếp đến thế, nước lũ lên nhanh và sóng lớn. Nhiều nhà ở quê chị nước ngập tận nóc, có nhà nước lũ không chỉ cuốn đi tài sản, mà còn lấy cả mạng người. Chị Nhung buồn tủi nói: Quê tôi năm nào cũng bão lũ, khổ lắm nhưng là nơi chôn nhau cắt rốn, còn mồ mả tổ tiên, gắn bó với xóm làng, nặng nghĩa, nặng tình, nên bố mẹ tôi bảo rằng “ba, mạ sống ở quê, chết cũng ở quê”.

Tôi thấy trong ánh mắt đượm buồn của chị ánh lên niềm tự hào khi nói đến tinh thần của đồng bào miền Trung. Sống quen với bão lũ nên người dân quê chị rất quật cường, bão lũ cuốn đi tất cả, họ lại gây dựng lại cuộc sống từ đôi bàn tay yêu lao động, từ ý chí mạnh mẽ, làng xóm nương vào nhau mà sống, rồi ruộng đồng lại lên xanh, ao lại đầy tôm, cá, vườn lại xôn xao tiếng gà, tiếng vịt…

Biết được hoàn cảnh của gia đình chị Nhung, Ban Giám hiệu Trường Mầm non thị trấn Mường Khương đã đến nhà hỏi thăm, động viên và kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường ủng hộ gia đình. Sau một ngày kêu gọi, trường đã vận động quyên góp được hơn 7 triệu đồng. Cô giáo Thàng Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Mường Khương chia sẻ: Chị Nhung là cán bộ cấp dưỡng rất chăm chỉ và có tâm với nghề. Chị rất cẩn trọng trong công việc, nhiệt tình, hiền hậu, bởi vậy, trong trường từ cán bộ đến học sinh đều rất quý mến. Khi biết tin bố, mẹ chị Nhung ở quê gặp bão lũ, chúng tôi đã động viên và chung tay ủng hộ giúp đỡ gia đình.

Con trai chị Nhung hiện đang học Trường Tiểu học thị trấn Mường Khương cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm và tập thể phụ huynh học sinh của lớp. Chị Nhung chia sẻ: Trên vùng cao Mường Khương có duy nhất gia đình tôi là quê ở Quảng Bình. Ngày mới lên đây lạ nước lạ cái, nhưng chúng tôi cũng bắt nhịp nhanh với cuộc sống, bởi người dân ở đây sống rất chan hòa. Cho đến hôm nay, tôi vô cùng cảm động, biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ của những cán bộ nơi tôi làm việc.

Chị Nhung đã chạy vạy, vay mượn chút tiền để thêm vào, gửi về giúp đỡ bố mẹ sau lũ. Trong cuộc điện thoại mừng mừng, tủi tủi gọi về cho bố mẹ, chị nói rằng: Ba mạ ơi, đây là quà của mọi người nơi con làm việc gửi về biếu ba mạ đấy, họ thương nhà mình lắm!

Cơn bão số 8 vừa qua, cơn bão số 9 lại về, đây là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Người con xa quê lại mất ngủ nhiều đêm, chị Nhung bàn với chồng, dẫu có nghèo khó cũng phải chuẩn bị về để giúp bố mẹ già khắc phục sau lũ, bắt tay vào dọn dẹp, sửa sang căn nhà, gây lại đàn gà, đàn vịt. Trông về quê mẹ nghẹn ngào, chị Nhung cũng nhìn những người dân ở quê hương thứ hai của chị đang chung tay góp gạo, mỳ tôm, tiền để ủng hộ miền Trung mà thấy thật ấm lòng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw