“Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

LCĐT - Mưa lũ miền Trung khiến những người con xa quê lên vùng cao lập nghiệp như chị Định Thị Kim Nhung, cấp dưỡng Trường Mầm non thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) đau đáu nỗi lo cho người thân, thương cho vùng quê nghèo chìm trong mênh mông nước lũ.

Cách đây 5 năm, gia đình chị Đinh Thị Kim Nhung dắt díu nhau từ vùng quê Quảng Trạch, Quảng Bình lên lập nghiệp ở vùng cao Mường Khương. Cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nên số lần chị về quê thăm cha mẹ già càng ít.  Chị không thể nào quên cảm xúc hốt hoảng, nghẹn ngào khi đọc được thông tin về mưa lũ. Hơn 6 giờ ngày 19/10, chị vội vàng gọi điện về cho mẹ, giọng thất thanh: “Ba, mạ có răng không? Nước lũ lên cao thế ba, mạ có răng không???”. Nghe tiếng mẹ run rẩy lẫn trong tiếng mưa rơi, sóng nước, chị bật khóc. Nước ngập trắng ruộng đồng, lên cao bất chợt, bố mẹ đã gần 70 tuổi, chỉ vội vàng lên được gác xép để trú ngụ. Đấng sinh thành của chị run rẩy trong căn nhà cũ đã gắn bó hơn 30 năm, giữa mênh mông nước. Mẹ chị bảo rằng: “Nước thế ni không biết nhà có trụ được răng, con ơi…”. Cơ nghiệp của bố mẹ chị là đàn gà, đàn vịt cũng đã bị lũ cuốn trôi, đồ đạc trong nhà cũng theo dòng nước lũ, tất cả những gì bố mẹ chị ky cóp cả cuộc đời không còn gì hết. Gia cảnh đã nghèo nay rơi vào khốn đốn. Chị Nhung chẳng dám gọi nhiều cho bố mẹ, sợ điện thoại hết pin, bố mẹ chị khi cần giúp đỡ không có gì liên lạc. Nhà có 3 anh chị em đều lập gia đình xa nhà hàng trăm cây số, nên chẳng thể giúp đỡ được bố mẹ lúc này. Chị vội vàng gọi điện cho người thân của chồng cầu cứu.

Chị Nhung nghẹn ngào: Nước ngập 3 ngày, bố mẹ được anh trai của chồng tôi gần đó bơi thuyền sang hỗ trợ đồ ăn là một gói lương khô và hộp mỳ tôm. Xa nhà, cuộc sống nghèo khó, chồng đi làm xa, chỉ có tôi cùng hai đứa con nhỏ dại ở nhà, tôi không thể về thăm bố mẹ…

Chị Nhung nhận ủng hộ từ Trường Mầm non thị trấn Mường Khương.
Chị Nhung nhận ủng hộ từ Trường Mầm non thị trấn Mường Khương.

Chị Nhung quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), nơi thường xuyên phải hứng chịu bão lũ. Trong tâm trí của chị, một lần lũ lên cao nhất là hơn 1 mét, chị cũng chỉ kịp đỡ bố mẹ lên tra (gác xép) để trú. Chị Nhung nói trong nước mắt: Nước lũ đáng sợ lắm, nhanh lắm, lũ đến, chạy được người là may mắn lắm rồi và chỉ biết trơ mắt nhìn dòng nước cuốn đi tài sản, cầu trời cho nước lũ đừng lên cao quá, không thì mạng sống cũng chẳng còn. Dân quê tôi khổ lắm, làm ăn ky cóp cả năm mua được đồ mới như ti vi, tủ lạnh mà lũ về thì lại trôi hết. Vì lẽ đó, nhiều người con ở Quảng Trạch đã phải dằn lòng, bỏ xứ đi làm ăn xa như chị, chỉ còn bố mẹ già ở nhà.

Chẳng ai ở quê chị Nhung nghĩ rằng đợt lũ này lại khủng khiếp đến thế, nước lũ lên nhanh và sóng lớn. Nhiều nhà ở quê chị nước ngập tận nóc, có nhà nước lũ không chỉ cuốn đi tài sản, mà còn lấy cả mạng người. Chị Nhung buồn tủi nói: Quê tôi năm nào cũng bão lũ, khổ lắm nhưng là nơi chôn nhau cắt rốn, còn mồ mả tổ tiên, gắn bó với xóm làng, nặng nghĩa, nặng tình, nên bố mẹ tôi bảo rằng “ba, mạ sống ở quê, chết cũng ở quê”.

Tôi thấy trong ánh mắt đượm buồn của chị ánh lên niềm tự hào khi nói đến tinh thần của đồng bào miền Trung. Sống quen với bão lũ nên người dân quê chị rất quật cường, bão lũ cuốn đi tất cả, họ lại gây dựng lại cuộc sống từ đôi bàn tay yêu lao động, từ ý chí mạnh mẽ, làng xóm nương vào nhau mà sống, rồi ruộng đồng lại lên xanh, ao lại đầy tôm, cá, vườn lại xôn xao tiếng gà, tiếng vịt…

Biết được hoàn cảnh của gia đình chị Nhung, Ban Giám hiệu Trường Mầm non thị trấn Mường Khương đã đến nhà hỏi thăm, động viên và kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường ủng hộ gia đình. Sau một ngày kêu gọi, trường đã vận động quyên góp được hơn 7 triệu đồng. Cô giáo Thàng Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Mường Khương chia sẻ: Chị Nhung là cán bộ cấp dưỡng rất chăm chỉ và có tâm với nghề. Chị rất cẩn trọng trong công việc, nhiệt tình, hiền hậu, bởi vậy, trong trường từ cán bộ đến học sinh đều rất quý mến. Khi biết tin bố, mẹ chị Nhung ở quê gặp bão lũ, chúng tôi đã động viên và chung tay ủng hộ giúp đỡ gia đình.

Con trai chị Nhung hiện đang học Trường Tiểu học thị trấn Mường Khương cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm và tập thể phụ huynh học sinh của lớp. Chị Nhung chia sẻ: Trên vùng cao Mường Khương có duy nhất gia đình tôi là quê ở Quảng Bình. Ngày mới lên đây lạ nước lạ cái, nhưng chúng tôi cũng bắt nhịp nhanh với cuộc sống, bởi người dân ở đây sống rất chan hòa. Cho đến hôm nay, tôi vô cùng cảm động, biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ của những cán bộ nơi tôi làm việc.

Chị Nhung đã chạy vạy, vay mượn chút tiền để thêm vào, gửi về giúp đỡ bố mẹ sau lũ. Trong cuộc điện thoại mừng mừng, tủi tủi gọi về cho bố mẹ, chị nói rằng: Ba mạ ơi, đây là quà của mọi người nơi con làm việc gửi về biếu ba mạ đấy, họ thương nhà mình lắm!

Cơn bão số 8 vừa qua, cơn bão số 9 lại về, đây là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Người con xa quê lại mất ngủ nhiều đêm, chị Nhung bàn với chồng, dẫu có nghèo khó cũng phải chuẩn bị về để giúp bố mẹ già khắc phục sau lũ, bắt tay vào dọn dẹp, sửa sang căn nhà, gây lại đàn gà, đàn vịt. Trông về quê mẹ nghẹn ngào, chị Nhung cũng nhìn những người dân ở quê hương thứ hai của chị đang chung tay góp gạo, mỳ tôm, tiền để ủng hộ miền Trung mà thấy thật ấm lòng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

fb yt zl tw