Trò chơi dân gian trong ngày xuân của người Tày ở Trung Đô

LCĐT - Mùa xuân là mùa của muôn hoa khoe sắc thắm, còn là mùa của tình yêu, khát vọng sống. Mùa xuân trời đất giao hòa, thiên nhiên tươi đẹp, người Tày ở Trung Đô, xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) lại trẩy hội, vui xuân với những trò chơi dân gian hấp dẫn, độc đáo, thu hút người dân, du khách xa gần.

Mở đầu trong ngày hội đầu xuân là trò chơi đu. Cột đu được người dân dựng trước cổng đền Trung Đô, trên ngọn, người ta treo một tờ giấy đỏ để người chơi thi, ai đu hái được lá cờ sẽ là người chiến thắng.
Trước khi trò chơi diễn ra, thầy cúng của thôn dâng một mâm lễ đặt tại chỗ cột đu bắt đầu khấn, đại ý là: “Mong rằng thần linh phù hộ cho dân trong làng chơi vui vẻ, người chơi đu được an toàn, mạnh giỏi”. Ban tổ chức lễ hội chọn 3 thanh niên trai tráng, khỏe mạnh lần lượt chơi. Người chơi đu phải biết lấy đà, đu sao cho thanh đu đủ đà và đủ tầm vươn tay lấy miếng giấy đỏ. Người đu lấy được miếng giấy đỏ là người chiến thắng, được chủ làng trao giải thưởng gồm chiếc khăn, 2 chén rượu hoặc vài chục nghìn đồng để lấy may.

Sau khi chơi đu là đến trò chơi ném còn, có người đem trống vừa đi vừa đánh trống và đem theo quả còn. Quả còn được khoác lên cổ một người con trai và một người con gái, gọi là bắt đôi ném còn. Đôi đầu tiên ném 3 lần, trai ở phía trên, gái ở phía dưới, ném đủ 3 lần không trúng phải dừng lại để đôi khác ném. Đôi thứ hai ném còn qua lại đủ 6 lần, cứ thế đến đôi thứ ba ném 9 lần. Khi ném quả còn trúng phông thì đôi trai gái đó vào trong đền lĩnh thưởng. Khi lĩnh thưởng, người con trai đội mũ, con gái đội khăn. Hai người quỳ trước mâm cơm của nhà đền. Thầy cúng lấy 1 khay có 2 chén rượu, 2 gói phong bao giấy đỏ. Hai người uống rượu xong, thầy cúng trao giải thưởng, xong thầy cúng lấy mũ của người con trai đội lên đầu người con gái, lấy khăn của người con gái đội lên đầu người con trai.

Trò chơi dân gian trong ngày xuân của người Tày ở Trung Đô ảnh 1
Trò chơi kéo co của người Tày Trung Đô trong lễ hội xuống đồng đầu xuân.

Ném còn xong là đến trò chơi kéo co. Đây là trò chơi đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản đại diện của nhân loại. Dây kéo co là một loại dây đặc biệt lấy ở trong rừng, được tìm chọn cẩn thận, không lấy dây có sâu thân, cụt ngọn; phải là loại cây có quả; cuộn dây được khoanh tròn cất trên cao để tránh người và vật nuôi bước qua, đến giờ tốt mới mang ra kéo. Bên con trai kéo ở đầu gốc dây đứng ở phía trong, bên con gái kéo ở đầu ngọn đứng phía ngoài sân. Khi thầy cúng hô (ra hiệu lệnh), hai bên cùng nhau kéo đi kéo lại, giằng co lên 3 lần xuống 3 lần, đến lần thứ 4, bên con trai cố gắng hết sức để kéo gốc vào trong đền thắng bên gái, cuộn dây kéo lại rồi đưa lên mái nhà cất đi.

Tiếp đến là trò diễn gieo hạt giống cầu cho mùa màng bội thu. Thầy cúng lấy hạt ngô rang chín thành bỏng ngô, rồi gọi mọi người dự trong lễ hội đến sân đền, thầy khấn nôm rằng: Năm nay trời đất cho lộc, thần linh cho hạt giống, mọi người hãy đem về gieo để cuối năm thu hoạch được mùa màng bội thu. Khấn xong, mọi người xô đẩy nhau, tranh nhau nhặt hạt ngô mà thầy cúng tung lên. Khi thầy tung hạt giống, người lấy mũ, người lấy nón, khăn, người lấy cả ô ra để hứng những hạt giống do thần linh ban tặng. Ai ai cũng muốn hứng đón được hạt giống, để nhà nhà đều hưởng lộc trời ban.

Đón xong hạt giống, tất cả những người có mặt tại khu vực tổ chức lễ hội xòe. “Xòe cho cây lúa tốt tươi, xòe cho cây lúa trổ bông”... Xòe đến khi mặt trời xuống núi, thầy cúng thắp hương lần cuối với ý nghĩa kết thúc lễ hội xuống đồng, cầu chúc cho dân làng sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt bội thu. Khấn xong, mọi người trở về nhà với niềm tin vào thắng lợi, những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà trong mùa xuân năm mới.
 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw