Tiên Lãng đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Trước khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai, Tiên Lãng là địa phương có nguồn thu ngân sách thấp nhất TP. Hải Phòng, thu nhập bình quân mới đạt 23,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 10,64%.

Chương trình xây dựng NTM về huyện như lời giải, cởi những nút thắt cho bài toán khó. Thời điểm đó, Tiên Lãng xác định phải xây dựng NTM bằng sức mạnh nội lực, làm thay đổi tư duy sản xuất của nhân dân và xác định được lợi ích của chương trình, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của cấp trên.

Một góc huyện Tiên Lãng.
Một góc huyện Tiên Lãng.

Khi thành phố có cơ chế phân bổ vốn đầu tư công và trao quyền chủ động, lựa chọn và tự quyết định cho cấp cơ sở; huyện xây dựng, ban hành lộ trình cụ thể thực hiện chương trình qua từng năm; mỗi địa phương xây dựng cho mình một cách làm riêng để phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sở. Với 193 thôn có đất nông nghiệp cần thực hiện dồn điền đổi thửa, cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã đồng lòng cùng vào cuộc. Đến hết năm 2015, các xã đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, từ trung bình mỗi hộ có 4 - 7 thửa, đến nay chỉ còn trung bình 1,7 - 2 thửa.

Lợi ích của việc dồn điền đổi thửa là, Tiên Lãng quy hoạch được hàng chục vùng sản xuất tập trung cho thu nhập từ 200 triệu đồng/ha trở lên, toàn huyện đã có trên 5.000 ha cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng/ha trở lên, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao được đưa vào ứng dụng đã và đang dần làm thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất nông sản sạch và an toàn, hướng đưa nông sản vào hệ thống tiêu dùng thông minh, hiện đại, các siêu thị,... Khi đã có cánh đồng được quy hoạch sản xuất tập trung, thủy lợi được xây dựng dựa trên nhu cầu, từ đây, huyện có thêm hàng chục cánh đồng lớn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Cánh đồng màu Tiên Cường là ví dụ điển hình. Xã có 75 ha đồng đất phù hợp với quy hoạch trồng hoa màu 1 năm 4 vụ, được người dân đưa vào gieo trồng 3 vụ dưa và 1 vụ khoai tây. Theo tính toán của người dân địa phương, 1 ha trồng 3 vụ dưa, 1 vụ khoai tây cho thu nhập bình quân 1,1 - 1,2 tỷ đồng/năm. Hiện nay, dưa hấu tại xã Tiên Cường là sản phẩm đã được cấp “Nhãn hiệu tập thể” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Dựa trên thế mạnh của địa phương, Tiên Lãng đang phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề, nông sản truyền thống, tạo điều kiện giúp nông dân thoát nghèo. Hiện nay, huyện đã có nhiều sản phẩm được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý như: Rượu nếp cái hoa vàng Đại Thắng; nấm ăn, nấm dược liệu Tiên Lãng; hành, tỏi; gạo Tiên Lãng; trứng vịt Chấn Hưng; chiếu cói Lật Dương xã Quang Phục; thuốc lào Tiên Lãng... Trong đó có 2 sản phẩm trứng vịt Chấn Hưng và chuối Tây Hưng đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, để đầu tư có hiệu quả, Tiên Lãng đã chỉ đạo đầu tư các công trình có tính cấp thiết, ưu tiên các công trình phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Đến nay, 100% hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM.

Năm 2020, Kiến Thiết là một trong 8 xã của Hải Phòng được lựa chọn đầu tư xây dựng thí điểm xã NTM kiểu mẫu với 30 hạng mục công trình được đầu tư, trong đó có 29 công trình đường giao thông và 1 công trình về môi trường với tổng mức đầu tư 172,3 tỷ đồng được chia làm hai giai đoạn.

Đến nay, một số công trình đã hoàn thành và một số công trình đang triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ. Qua triển khai, xã đã vận động 377 hộ dân hiến 11.374 m2 đất, trong đó đất ở là 259 hộ, diện tích hiến 3.864 m2; đất nông nghiệp 118 hộ với 7.510 m2.

Qua hơn 10 năm triển khai xây dựng NTM, không chỉ diện mạo vùng quê Tiên Lãng thay đổi mà chính là những lợi ích thiết thực chương trình mang lại. Tiên Lãng phấn đấu đến năm 2025 sẽ trở thành huyện NTM kiểu mẫu, đạt mức thu nhập bình quân 80 triệu đồng/người/năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

fb yt zl tw