Trồng thanh long cho quả quanh năm

LCĐT - Cuối tháng 10, khi những vườn thanh long khắp nơi trên địa bàn tỉnh được nông dân thu hoạch hết chỉ còn lại cành xanh gai góc chuẩn bị “ngủ đông, dưỡng sức” chờ mùa quả năm sau thì ở thôn Cốc Sâm 4, xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) vẫn có một vườn thanh long đang ra hoa chuẩn bị đậu quả. Vườn thanh long ấy cho quả quanh năm, chủ vườn là ông Đỗ Văn Hùng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm trong trồng thanh long ruột đỏ.

Cây thanh long ruột đỏ chính thức bén đất Phong Niên năm 2013 khi dự án cải tạo vườn tạp tại địa phương được triển khai, nhiều hộ đã được hỗ trợ miễn phí giống thanh long để trồng tại vườn nhà. Dự án được kỳ vọng đem lại thu nhập cao cho người dân, biến vườn tạp thành “vườn vàng” với những cây trồng đạt năng suất và giá trị kinh tế.

Không nằm trong diện được hỗ trợ từ dự án, nhưng ông Đỗ Văn Hùng rất hào hứng với cây thanh long ruột đỏ nên đã làm đơn và chỉ xin 10 cây về trồng thử. Nguyện vọng của ông Hùng được chấp nhận, ông đem 10 gốc thanh long giống về trồng trong niềm háo hức, hân hoan. Thế rồi từ 10 gốc đầu tiên ấy, ông mày mò nhân lên được 100 gốc, rồi 200 gốc. Năm 2016, gia đình ông Hùng được bán những lứa quả đầu tiên.

Đến nay, trong vườn nhà ông Hùng duy trì khoảng 1.000 gốc thanh long ruột đỏ. Dẫn chúng tôi thăm khu vườn quy mô với sự đầu tư bài bản, ông Hùng say mê giới thiệu về những kỹ thuật cơ bản trong trồng và chăm sóc thanh long. Theo ông Hùng, thanh long thuộc loài xương rồng nên dễ chăm sóc, chỉ cần đúng kỹ thuật là cây sai quả và đạt chất lượng cao. Người trồng cần chuẩn bị trụ bê tông, mỗi trụ bê tông có thể đặt 4 hom cây. Đất trồng không cần cầu kỳ nhưng phải tơi xốp, phối trộn với phân và khử trùng bằng vôi bột để tránh sâu, bệnh. Điều quan trọng nhất phải chú ý khi trồng thanh long ruột đỏ là nguồn nước tưới cần dồi dào. Nếu phát hiện cành bị sâu bệnh thì phải cắt và xử lý tiêu hủy ở xa vườn trồng.

Gia đình ông Đỗ Văn Hùng là hộ đầu tiên áp dụng thành công kỹ thuật trồng thanh long cho quả quanh năm
Gia đình ông Đỗ Văn Hùng là hộ đầu tiên áp dụng thành công kỹ thuật trồng thanh long cho quả quanh năm
Gia đình ông Đỗ Văn Hùng là hộ đầu tiên áp dụng thành công kỹ thuật trồng thanh long cho quả quanh năm

Các vườn thanh long ở Phong Niên chính vụ quả bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 là hết quả, nhưng vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Đỗ Văn Hùng có thể thu hoạch quanh năm, hết lứa này ra lứa khác. Tết ông vẫn có thanh long bán ra thị trường, hoặc làm quà biếu người thân, họ hàng, bạn bè. Kinh nghiệm để thanh long ruột đỏ cho quả quanh năm nằm ở khâu xử lý đất, bón phân, tưới nước và kích thời vụ. Cụ thể, trước khi trồng thanh long phải xử lý kỹ đất nhằm triệt tiêu các mầm bệnh, trong mỗi vụ thanh long, người trồng cần chú ý đến bón phân ở những thời điểm thích hợp, tuyệt đối không để thanh long thiếu nước. Thời điểm mùa đông thiếu nắng (tháng 11 - tháng 12), áp dụng biện pháp thanh long chong đèn để điều khiển thời vụ. Nhờ linh hoạt kết hợp nhiều giải pháp, vườn thanh long của gia đình ông Đỗ Văn Hùng có thể cho thu hoạch 11 - 12 tháng trong năm, lợi nhuận ước đạt 200 triệu đồng/năm.

Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Đỗ Văn Hùng còn nổi tiếng bởi quả to (có quả đạt hơn 1 kg) và độ ngon ngọt vượt trội. Nói về kỹ thuật nâng cao chất lượng quả, ông Hùng cho biết thêm: Người trồng phải chú ý quan sát từ khi cành nứt nụ đến khi nụ to, ra hoa, quả xanh rồi quả chín, không nên tham nhiều hoa, cần phải tỉa bớt hoa, mỗi gốc chỉ để tối đa 20 quả. Những kỹ thuật trồng thanh long hiệu quả hầu hết do ông Hùng tự mày mò và thực tế học tập kinh nghiệm tại một số vườn trong miền Nam.

Anh Phạm Thanh Hợp, khuyến nông viên xã Phong Niên cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 11,6 ha trồng thanh long, chủ yếu là thanh long ruột đỏ, tập trung nhiều tại các thôn Cốc Sâm 1, 2, 4, 5; An Hồ, Sả Hồ. Từ dự án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2013 - 2018, đến nay thanh long đã trở thành cây ăn quả quan trọng, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Phong Niên. Hộ ông Đỗ Văn Hùng là hộ đầu tiên áp dụng thành công biện pháp kỹ thuật trồng thanh long cho quả quanh năm. Hiện một số hộ đang học tập kinh nghiệm tại vườn thanh long của gia đình ông Hùng, chúng tôi mong trong tương lai thêm nhiều hộ áp dụng thành công kỹ thuật trồng thanh long hiệu quả trên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw