Đặc sắc nghi lễ mừng nhà mới của người Hà Nhì

LCĐT - Người Hà Nhì ở Y Tý (Bát Xát) thường tổ chức nghi lễ mừng nhà mới vào dịp cuối năm. Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống được đồng bào Hà Nhì duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay…

Chuẩn bị lễ vật dâng cúng tổ tiên trong ngày vào nhà mới.
Chuẩn bị lễ vật dâng cúng tổ tiên trong ngày vào nhà mới.

Người Hà Nhì thường chọn ngày Thìn để làm lễ vào nhà mới. Buổi sáng, anh trai giúp làm đôi thớt thờ mới. Gỗ dùng để làm thớt thờ phải là cây gỗ có quả (cây sơn tra, cây hồng), như thế gia đình mới đề huề, con cháu phát triển, có lộc. Em gái giúp đi lấy một nắm bông hoa cải về đặt trên bàn thờ mới, dùng để nhúng nước sạch tẩy uế bàn thờ và đôi thớt thờ, bát đũa thờ. Chủ nhà chuẩn bị một ống đựng rượu nếp. Bà chủ nhà đồ xôi nếp để thắp hương. Ông chủ nhà đi ngắt một cành cây chè nhỏ để làm nước chè gừng, chọn cây chè cổ thụ ở khu vực rừng thiêng. Bà chủ nhà chọn ngắt 3 lá chè, thái mấy lát gừng cùng đun sôi với nước, đổ ra bát. Đó là những lễ vật bắt buộc không thể thiếu trong nghi lễ vào nhà mới của người Hà Nhì.

Anh em hàng xóm giúp mổ lợn, chế biến món ăn dâng cúng tổ tiên. Lợn, gà trước khi mổ được thực hiện tẩy uế bằng cách lấy bát nước sạch đổ vào đầu, bụng và chân của con vật trước khi cắt tiết. Các miếng thịt lợn, tim gan lợn dùng dâng cúng tổ tiên được để riêng và nấu riêng. Bàn thờ mới đặt sẵn trong nhà, nền nhà được quét dọn sạch sẽ. Đôi thớt thờ được chủ nhà rửa lại thật sạch bằng nước nóng. Một chiếc thớt dùng để thái thịt chín. Một chiếc thớt dùng để đặt các bát đựng đồ lễ cúng. Chủ nhà đi chân trần, lấy nước nóng rửa sạch bát, đũa thờ đặt lên chiếc thớt thờ, sau đó thái thịt cúng. Nghi thức tẩy uế khu vực thiêng, đồ thờ được thực hiện trang nghiêm, thành kính: Người vợ đưa cho chồng bát nước sạch, người chồng lấy nắm bông hoa cải nhúng vào bát nước sạch lần lượt quét bàn thờ, thớt thờ, bát, đũa thờ, lần lượt nhúng nước sạch thực hiện động tác tẩy uế, làm sạch, chay tịnh đồ cúng trước khi lễ.

Chủ nhà gùi củi vào nhà mới.
Chủ nhà gùi củi vào nhà mới.

Trên thớt thờ, chủ nhà đặt một bát thịt, một bát rượu cái, một bát nước chè gừng, một bát xôi nếp, theo lý của người Hà Nhì cúng vào nhà mới dùng xôi nếp. Ông chủ nhà trịnh trọng bưng thớt thờ đặt lên bàn thờ tổ tiên, vái lạy. Các thành viên khác trong gia đình, anh em trong dòng họ, con cháu có mặt ngay lúc đó hoặc về sau đều đến trước bàn thờ, hướng về bàn thờ quỳ lạy, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Chủ nhà hạ lễ, bát nước gừng đưa cho vợ, người vợ đổ lên trên hòn đá thiêng và đổ vào hai bên cạnh bếp lò. Bát rượu cũng làm động tác tương tự, đó là việc dâng cho thần chủ bếp, thần bếp lò thụ hưởng. Số nước gừng còn lại được chủ nhà mang đến mời người bà trong gia đình. Bát thịt được chia cho người già trong gia đình ăn trước, sau đó đến các thành viên khác. Số thịt còn lại cũng được bà chủ nhà mang đi chia, phát lộc cho tất cả mọi người tới dự, mỗi người một chút lộc. Kể cả người thân của gia đình đi vắng vẫn có thịt lộc để phần.

Chia lộc cho người tham dự nghi lễ mừng nhà mới.
Chia lộc cho người tham dự nghi lễ mừng nhà mới.

Anh em bạn bè về dự ai cũng mang đến cho gia đình một chút quà: Gạo, rượu, bánh kẹo, hay các vật dụng cần thiết cho gia đình như hình thức chia sẻ, động viên, tiếp thêm lộc tài cho gia chủ khi vào nhà mới. Trước bữa cơm, người già, cao tuổi được bố trí ngồi mâm trên, ai biết hát sẽ hát, đọc thơ nói về nguồn gốc sự tích của các đồ vật như chiếc chén, bát, mâm… Đại ý câu hát nói về sự phát triển của gia đình, làm ăn phát tài, con cháu đề huề, ý nghĩa tốt đẹp với gia chủ.

Bên ngôi nhà mới, chủ nhà thường trồng hàng cây đào bao quanh khuôn viên, để Tết về hoa nở. Mừng nhà mới là nghi lễ trọng đại của gia đình và làng bản, là ngày vui, ý nghĩa. Ai đến dự cũng được tiếp lộc, tiếp thêm sức khỏe để may mắn, hân hoan.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Thiêng liêng nguồn cội ''con Rồng, cháu Tiên''

Trở về cội nguồn, nơi Đất Tổ linh thiêng các Vua Hùng đóng đô, dựng nước, với sợi chỉ đỏ kết nối bền chặt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi người dân Việt Nam luôn khắc ghi lời Bác Hồ dạy để đoàn kết một lòng, dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đậm đà hương vị xứ Mường

Đậm đà hương vị xứ Mường

Bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên là một trong 2 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Trong chuyến công tác tìm hiểu tư liệu lịch sử phục vụ cho ký sự hướng về Điện Biên, nhóm phóng viên của Báo Lào Cai đã có dịp tới tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tại hợp tác xã Hoa Ban Trắng, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay.

Xuất bản sách về các hệ giá trị trong thời kỳ mới

Xuất bản sách về các hệ giá trị trong thời kỳ mới

Cuốn sách “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” là lời khẳng định việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới.

Cho con tình yêu với đàn piano

Cho con tình yêu với đàn piano

Những năm gần đây, các trung tâm năng khiếu dành cho trẻ em nở rộ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhiều cha mẹ đã đăng ký cho con mình theo học các lớp nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, nhảy…, trong đó đàn piano là một loại nhạc cụ được nhiều học sinh yêu thích và chọn theo học.

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Tháo gỡ "nút thắt" của ngành điện ảnh

Liên quan đến hàng loạt “nút thắt”, thậm chí đã kéo dài nhiều năm, tại cuộc họp báo kỳ quý I/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã trả lời báo chí về những vấn đề “nóng” của ngành đang được dư luận quan tâm.

fb yt zl tw