"Thuốc" nào "trị bệnh" nói tục, chửi thề trong giới học sinh?

"V*", "đm*", "sml*", "xl*"… - đó là những cụm từ quen thuộc, diễn ra ngày càng nhiều ở lứa tuổi học sinh. Học sinh nói tục, chửi bậy không chỉ ở trường, ở nhà mà còn xuất hiện với tần suất nhiều đến chóng mặt ở bất cứ hội, nhóm chat như thể đã thành trào lưu và đó là điều rất đáng lo ngại.

"Sởn gai ốc" với ngôn ngữ của con

Một phụ huynh sống tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết, có lần chờ đón con trước cổng trường thấy một nhóm học sinh mặc đồng phục đang tám chuyện với nhau. Một nữ sinh khoảng 13 - 14 tuổi văng đủ thứ ngôn ngữ tục tữu, đám bạn thỉnh thoảng còn "phun châu nhả ngọc" những từ còn kinh khủng hơn. "Chúng vô tư văng tục trước ánh mắt của rất nhiều phụ huynh và học sinh xung quanh. Không thể tưởng tượng được học sinh bây giờ ăn nói nghe mà "sởn gai ốc" như vậy".

Phụ huynh này cho biết thêm, cứ nghĩ con mình không nằm trong số đó, nhưng chị sững sờ khi vô tình đứng ở cửa phòng con trai đang học lớp 8 và nghe con nói chuyện điện thoại với bạn văng ra mấy từ tục tữu một cách trơn tru ráo hoảnh.

Chị Vũ Hằng - một phụ huynh nhà ở đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) kể lại tình huống khi đi làm về đứng trong thang máy chung cư. Trong thang có hai học sinh (một nam và một nữ) mặc áo đồng phục THPT vô tư chửi thề như không hề có người bên cạnh. Bạn học sinh nam còn vừa chơi game vừa mắng chửi một bạn nào chơi cùng là ngu, là thiểu năng rồi cười sằng sặc.

Câu chuyện của chị Hằng và chị phụ huynh ở TP.HCM không phải là cá biệt. Trên nhiều diễn đàn của phụ huynh, giáo viên, thậm chí trong những nhóm của những chung cư, nhiều phụ huynh cũng than phiền về tình trạng học sinh nói tục mọi lúc, mọi nơi.

Khi được hỏi, tại sao các con lại sử dụng những ngôn từ tục tữu như vậy, một học sinh lớp 9 ở Hà Nội cho biết, việc nói tục, chửi thề đôi khi là "cái mốt", là thời thượng, là phương pháp để giải tỏa căng thẳng, là cách để "hòa nhập" với một nhóm bạn.

"Trong các nhóm bạn cùng học, cùng chơi với con mà bạn nào không nói tục, chửi thề, nghiêm chỉnh quá thì bị trách, không phải người sành điệu sẽ lạc lõng và không hòa nhập. Bất kỳ lý do gì bọn con cũng có thể chửi được. Đi muộn bị ghi sổ: Chửi; Điểm kém: Chửi; Không khí yên bình quá: Chửi; Ghét bạn: Chửi; Gọi bạn hay rủ bạn không được: Chửi; Bị mẹ mắng: Chửi…".

Cách nào "chữa bệnh" nói tục, chửi thề trong giới học sinh? - Ảnh 2.

Theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, khi con trẻ nói tục, nhà trường phải có trách nhiệm giáo dục với học sinh, phải là nơi hạn chế và định hướng, chỉ ra cho trẻ những điều hay, lẽ phải. 

Làm sao để quét sạch "rác" nói tục, chửi bậy?

Nhiều giáo viên cho biết, tình trạng học sinh văng tục, chửi thề xuất hiện ngày càng nhiều và khó kiểm soát ngay trong trường học. Thầy Trần Sơn, giáo viên một trường THPT cho biết, mặc dù nhà trường đã có quy tắc ứng xử trong trường học nhưng để xử phạt tình trạng này rất khó vì không thể cứ đi theo học sinh để bắt quả tang được mà phần lớn phụ thuộc vào ý thức tự giác của học sinh.

Nói về nguyên nhân, thầy Sơn cho biết, có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân không hề nhỏ đến từ những chiếc điện thoại smartphone, những thiết bị công nghệ mà các em sử dụng hàng ngày.

 "Hiện tượng nói tục, chửi thề ngày càng trở nên phổ biến khi đời sống và công nghệ ngày càng phát triển. Khi sử dụng điện thoại di động, ngoài lướt Facebook, trẻ lại xem TikTok, YouTube, Instagram, game online, phim ảnh… với đủ mọi tin tức tốt - xấu với các loại ngôn ngữ "thượng vàng hạ cám". Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng những ngôn ngữ thiếu lịch sự, tục tĩu, phản cảm đang có xu hướng lan rộng, ngày càng thịnh hành và trở thành ngôn ngữ cửa miệng".

Còn theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện nay, việc nói tục, chửi thề trong giới trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng là một biểu hiện kém văn minh, kém văn hóa, một tật xấu trong giao tiếp. Việc này dứt khoát phải từ bỏ, không thể để tồn tại. Nhà trường phải có trách nhiệm giáo dục với học sinh, cả học sinh lớn và học sinh nhỏ.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến vấn nạn này lan rộng, theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ đó chính là xuất phát từ chính phía gia đình. Gia đình thiếu quan tâm giáo dục con cái về lời ăn, tiếng nói thật chuẩn mực ngay khi các em bắt đầu học nói. Nhiều người lớn trong nhiều gia đình chưa thật sự làm gương, thiếu gương mẫu trong giao tiếp, thậm chí nói tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu. Điều này khiến việc uốn nắn con trẻ gặp nhiều khó khăn.

PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: "Khi con trẻ nói tục, mình phải vạch rõ ra những lời nói như vậy toàn là những lời nói không đẹp, không nên dùng những ngôn từ như vậy. Các bậc cha mẹ cần phải chú ý tới con cái mình, giáo dục con cái mình. Trong cộng đồng mình thấy có những chuyện không đúng như vậy cũng phải nhắc nhở vì có nhiều bậc cha mẹ cũng nói tục, chửi thề bậy bạ thì con cái ảnh hưởng, làm sao giáo dục được. Do vậy, phụ huynh phải có trách nhiệm với con cái của mình. Bản thân nhà trường cũng vậy, phải là nơi hạn chế và định hướng, chỉ ra cho trẻ những điều hay, lẽ phải".

Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Ngày Trái Đất 22/4: Hạn chế rác thải nhựa để bảo vệ hành tinh

Ngày Trái Đất 22/4: Hạn chế rác thải nhựa để bảo vệ hành tinh

Ngày Trái Đất được Liên hợp quốc phát động vào ngày 22/4 hằng năm nhằm vận động mọi người nâng cao nhận thức về các giá trị của môi trường trên Trái Đất. Đồng thời, đây là thời điểm để mọi người hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường, ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra trên toàn thế giới. Chủ đề của Ngày Trái Đất năm 2024 là “Hành tinh và Nhựa”.

Cấp thí điểm phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID từ ngày 22/4

Cấp thí điểm phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID từ ngày 22/4

Người dân có thể lựa chọn cấp phiếu lý lịch tư pháp điện tử trên VNeID, qua email hoặc phiếu lý lịch tư pháp bản giấy được trả qua đường bưu điện về địa chỉ được yêu cầu mà không mất thời gian, công sức phải đến, chờ đợi ở những cơ quan chức năng cấp lý lịch tư pháp như trước.

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Gần 200 học sinh thi lý thuyết, thực hành điều khiển xe gắn máy

Gần 200 học sinh thi lý thuyết, thực hành điều khiển xe gắn máy

Sáng 21/4, tại Trường Cao đẳng Lào Cai đã diễn ra nội dung thi lý thuyết, thực hành để cấp chứng chỉ điều khiển xe gắn máy cho học sinh. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh trung học phổ thông.

fb yt zl tw