Dấu hiệu nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo

Các chuyên gia đã hướng dẫn cách nhận biết thư điện tử và tin nhắn lừa đảo để giúp người dùng phòng tránh các hình thức tấn công phi kỹ thuật.

Social engineering (hay tấn công phi kỹ thuật) là hình thức tấn công mà đối tượng tấn công tác động trực tiếp đến tâm lý con người (kỹ năng xã hội) để đánh cắp thông tin, dữ liệu của cá nhân và tổ chức.

Dấu hiệu nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo

Để giúp người dùng phòng tránh các hình thức tấn công Social Engineering, đặc biệt là tấn công Phishing, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã có hướng dẫn cách thức nhận biết thư điện tử và tin nhắn lừa đảo

Nhận biết thư điện tử lừa đảo

Dấu hiệu nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo ảnh 1
Phân biệt một mẫu thư điện tử lừa đảo thu thập thông tin cá nhân của người dùng.

Địa chỉ Email: Đối tượng tấn công thường sử dụng địa chỉ email gần giống với email của cơ quan, tổ chức hợp pháp bằng cách bỏ qua hoặc thay đổi một vài ký tự trong địa chỉ email.

Lời chào: Nhóm tấn công mạng thường sử dụng những lời chào chung như “Kính gửi Quý khách hàng” hoặc “Thưa Ông/Bà”, việc thiếu thông tin liên hệ là những dấu hiệu rõ nhất để nhận biết một email lừa đảo. Một cơ quan, tổ chức đáng tin cậy sẽ gọi cá nhân cụ thể bằng tên và cung cấp thông tin liên hệ của họ.

Liên kết giả mạo: Các email có liên kết và liên kết đính kèm không khớp với nội dung trong email buộc người dùng phải nhấn vào link để cung cấp thông tin có thể là dấu hiệu của một trang web giả mạo. Đối tượng tấn công có thể sử dụng dịch vụ rút ngắn URL hoặc thay đổi ký tự có trong liên kết đó.

Chính tả và bố cục: Lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp và định dạng không nhất quán là dấu hiệu khác cho thấy một email lừa đảo.

File đính kèm: Email chứa file đính kèm yêu cầu người dùng tải xuống và mở file có thể chứa các phần mềm độc hại. Đối tượng tấn công có thể lợi dụng cảm giác hoang mang, lo sợ để thuyết phục người dùng tải xuống file đính kèm mà không cần kiểm tra trước.

Nhận biết tin nhắn lừa đảo

Dấu hiệu nhận biết thư điện tử, tin nhắn lừa đảo ảnh 2

Tương tự như thư điện tử giả mạo các tin nhắn lừa đảo cũng gây ra cho người dùng rất nhiều phiền toái. Các đối tượng tấn công sẽ gửi tin nhắn SMS đến người dùng với nhiều nội dung như:

Thông báo trúng thưởng (ví dụ: Bạn đã trúng thưởng một xe SH hãy nhắn tin, gọi tới số 6XXX và truy cập đường link…) hoặc tài khoản ngân hàng gặp sự cố và cần giải quyết trong thời gian ngắn nhất.

Đối tượng tấn công có thể sử dụng tên thương hiệu, tên ngân hàng (sms brandname) và gắn kèm liên kết dẫn đến trang web giả mạo, liên kết này có tên gần giống với trang web chính thức của các thương hiệu, ngân hàng.

Đối tượng tấn công có thể giả mạo công an gửi tin nhắn truy nã, lệnh bắt giữ để yêu cầu người dùng cung cấp căn cước công dân, số điện thoại,…và thực hiện theo hướng dẫn của chúng.

Các cơ quan chức năng khi liên hệ làm việc sẽ không thông qua tin nhắn, cuộc gọi hay bất kỳ hình thức làm việc online nào.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw